Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Một thứ quà của lúa non: Cốm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tuỳ bút, là của tác giả nào?

  • A. Nguyễn Tuân
  • B. Xuân Diệu
  • C. Thạch Lam
  • D. Nguyễn Tường Tam

Câu 2: Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm thuộc thể loại gì ?

  • A. Kí sự
  • B. Truyện ngắn
  • C. Tùy bút
  • D. Hồi kí

Câu 3: Văn bản sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 4: Bố cục văn bản có thể chia thành mấy phần?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2

Câu 5: Nghĩa của từ “thanh khiết” là gì?

  • A. Cao cả
  • B. Trong sạch
  • C. Vắng vẻ
  • D. Tươi tắn

Câu 6: Câu văn “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước .... đồng quê nội cỏ An Nam.” nói đến vấn đề gì ?

  • A. Kể về nguồn gốc của cốm Vòng.
  • B. Ca ngợi giá trị của cốm Vòng.
  • C. Miêu tả cách thức làm cốm Vòng.
  • D. Bàn về sự thưởng thức cốm Vòng.

Câu 7: Bài văn viết về cốm từ những phương diện nào?

  • A. Cội nguồn của cốm
  • B. Giá trị của cốm
  • C. Sự thưởng thức cốm
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm là :

  • A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao
  • B. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng, giản dị mà sâu sắc
  • C. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
  • D. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác