Tắt QC

Trắc nghiệm Mĩ thuật 9 cánh diều Bài 2: Phù điêu chân dung phác mảng

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Mĩ thuật 9 cánh diều Bài 2: Phù điêu chân dung phác mảng có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải bước mô phỏng khuân mặt người trên khối phù điêu?

  • A. Dựng hình, khối khái quát và xác định tỉ lệ các bộ phận.
  • B. Cắt bỏ đất để tạo hình hốc mắt, khối mũi và trán.
  • C. Đắp thêm đất để tạo khối mắt, mũi, miệng.
  • D. Tượng phác mảng mô phỏng mặt người nhìn thẳng.

Câu 2: Ý nào dưới đây nói không đúng về cách tính tỉ lệ khuân mặt người trưởng thành?

  • A. Từ đỉnh đầu đến mắt bằng từ mắt đến cằm.
  • B. Từ chân tóc đến lông mày bằng từ lông mày đến chân mũi.
  • C. Bằng từ mắt đến cằm.
  • D. Bằng từ chân mũi đến cằm.

Câu 3: Tạo phác mảng là gì?

  • A. Là một hình thức thực hành điêu khắc cơ bản.
  • B. Là một hình thức thực hành điêu khắc cầu kì.
  • C. Là một hình thức điêu khắc cần có tính sáng tạo.
  • D. Là một hình thức điêu khắc của người dân tộc Chăm.

Câu 4: Tạo phác mảng có tác dụng gì?

  • A. Giúp mọi người hiểu được tính chất của điêu khắc.
  • B. Giúp mọi người có cá nhìn tổng thể, chân thực nhất của điêu khắc dân gian.
  • C. Giúp người học mĩ thuật hiểu dược cấu tạo khái quát của khối và ý thức rõ ràng về không gian ba chiều của nghệ thuật điêu khắc.
  • D. Giúp đời sống nhân dân phát triển và ý thức được tầm quan trọng của nghệ thuật điêu khắc trong đời sống tinh thần.

Câu 5: Nghệ thuật tạo hình con rối, tượng gỗ của đồng bào nào sau đây?

  • A. Đồng bào Tây Nguyên.
  • B. Đồng bào Lạng Sơn.
  • C. Đồng bào Lâm Đồng.
  • D. Đồng bào Cao Bằng.

Câu 6: Điêu khắc dân gian là:

  • A. Di sản văn hóa thế giới.
  • B. Di sản quý giá, cần được bảo tồn và phát triển.
  • C. Nghệ thuật mang tính bản sắc dân tộc Mường.
  • D. Nghệ thuật mang lại giá trị cao.

Câu 7: Ngoài sử dụng đất thì ta có thể sử dụng vật liệu nào dưới đây để tạo sản phẩm điêu khắc dạng khối 3D?

  • A. Đá.
  • B. Cát ấm.
  • C. Sắt.
  • D. Thép.

Câu 8: Tại sao đất sét lại là một chất liệu thông dụng trong điêu khắc?

  • A. Bởi vì đất sét có tính chất có thể được làm mềm và làm lại nếu cần thay đổi. Đây là chất liệu mềm dẻo khi ẩm, thuận lợi cho việc tạo hình bằng tay khi đất mềm và trở nên rắn chắc hơn khi khô.
  • B. Vì đất sét có thành phần cơ giới đặc biệt, độ pH cao, chứa các nguyên tố thích hợp cho việc uốn nắn.
  • C. Vì dùng đất sét không tốn kém và hiệu quả, chống chịu được mọi loại tác động một khi đã nung nóng.
  • D. Vì đất sét có thể tìm kiếm được ở khắp mọi nơi, lại có những tính chất đặc biệt, giúp ích rất nhiều trong việc tạo ra hàng loạt sản phẩm nên được giới nghệ nhân ưa thích.

Câu 9: Dụng cụ nào không cần thiết trong điêu khắc đất sét?

  • A. Bút
  • B. Dao nặn
  • C. Bay nặn
  • D. Nạo đất

Câu 10: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Tạo hình trong phù điêu mang tính (1)…, lược bỏ bớt các chi tiết (2)… nên có thể mạnh thể hiện những bố cục có nhiều lớp (3)… hay thể hiện chiều sâu trong sáng tác.

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A. đơn giản, không cần thiết, chi tiết.
  • B. cách điệu, không cần thiết, nhân vật.
  • C. đơn điệu, thứ yếu, cảnh vật.
  • D. thực tế, to quá hoặc nhỏ quá, người chủ đạo.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác