Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 12 Cánh diều chủ đề 1: Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 12 Cánh diều chủ đề 1: Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân?

  • A. Có cơ hội được thể hiện khả năng của bản thân trong những hoạt động cụ thể.
  • B. Có hiểu biết về truyền thống nhà trường và cách xây dựng truyền thống nhà trường.
  • C. Hình thành, rèn luyện các kĩ năng sống và kĩ năng tổ chức hoạt động.
  • D. Tạo môi trường thân thiện trong nhà trường, xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc.

Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với tập thể?

  • A. Tạo được bầu không khí thân thiện và hợp tác trong tập thể.
  • B. Khai thác được trí tuệ, sức mạnh tập thể cho các hoạt động chung của nhà trường.
  • C. Nhận được nhiều lời khuyên và sựu giúp đỡ khi cần thiết.
  • D. Phát huy truyền thống nhà trường.

Câu 3: Biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹ với thầy cô, các bạn là

  • A. không chia sẻ những niềm vui nỗi buồn.
  • B. quan tâm bạn bè và gia đình nhiều hơn.
  • C. thường xuyên gây gổ, cãi vã.
  • D. cùng nhau giải quyết những bất đồng trong mối quan hệ với thầy cô, các bạn.

Câu 4: Cách nuôi dưỡng, giữ gìn và nở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, ccá bạn là

  • A. thường xuyên kể chuyện cho gia đình nghe.
  • B. làm bài tập giúp các bạn.
  • C. chủ động tháo gỡ khó khăn, mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
  • D. chia sẻ những khó khăn, nỗi buồn của các bạn cho người khác nghe.

Câu 5: Đâu không phải là cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn?

  • A. Bác bỏ ý kiến của bạn.
  • B. Kiểm soát cảm xúc cá nhân.
  • C. Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn.
  • D. Tạo niềm tin cho bạn bằng việc làm cụ thể.

Câu 6: Nguyên nhân nào dưới đây không dẫn đến mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn?

  • A. Trêu đùa quá mức.
  • B. Hòa đồng.
  • C. Không giữ lời lúa.
  • D. Bất đồng ý kiến.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn?

  • A. Hợp tác với thầy cô, các bạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • B. Gần gũi, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với thầy cô.
  • C. Chia sẻ vui, buồn cùng bạn.
  • D. Thái độ không hợp tác.

Câu 8: Đâu không phải là cách hợp tác hiệu quả trong hoạt động chung?

  • A. Biết lắng nghe người khác.
  • B. Tham gia đóng góp ý tưởng hoạt động.
  • C. Bảo thủ theo ý kiến của riêng mình.
  • D. Tôn trọng các quyết định chung của nhóm.

Câu 9: Đâu là biểu hiện của sự hợp tác với mọi người trong hoạt động?

  • A. Lắng nghe và điều chỉnh thái độ, hành vi trong hoạt động cho phù hợp.
  • B. Sẵn sàng chi tiền cho những cuộc chơi.
  • C. Bị động khi trao đổi để thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • D. Không giúp đỡ người khác để hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 10: Đâu là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ với các bạn?

  • A. Ghen tị.
  • B. Hòa đồng.
  • C. Dũng cảm.
  • D. Ngưỡng mộ.

Câu 11: Cách để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn là

  • A. bảo thủ với ý kiến của mình.
  • B. tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn.
  • C. bác bỏ ý kiến của bạn.
  • D. nghiêm khắc với lỗi lầm của bạn.

Câu 12: Trong tiết thực hành môn Hóa học, các bạn cùng nhóm với Khánh đang làm thí nghiệm thì Khánh mang bài tập Toán ra làm. Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ đề xuát với Khánh cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn như thế nào trong tình huống trên?

  • A. Nghiêm khắc nhắc nhở Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì đó là làm việc riêng trong giờ học và thông báo cho thầy cô biết.
  • B. Nhẹ nhàng nhắc Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Khánh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.
  • C. Chỉ trích Khánh vì việc làm của Khánh làm ảnh hường đến kết quả của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.
  • D. Mặc kệ Khánh và không quan tâm.

Câu 13:  Nhóm của Hằng được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm. Nếu em là Hằng, em sẽ giải quyết như thế nào?

  • A. Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ.
  • B. Thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu.
  • C. Nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.
  • D. Vẫn bảo bạn hoàn thành tiết mục của lớp.

Câu 14: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không thể hiện sự đoàn kết?

  • A. Hợp quần gây sức mạnh.
  • B. Con chim khôn cả đàn cùng khôn, con chim dại cả đàn cùng dại.
  • C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
  • D. Ai ơi giữ chí cho bền 

        Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Câu 15: Việc hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao góp phần

  • A. thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn.
  • B. thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • C. thể hiện sự nhiệt huyết đối với tập thể lớp và hưởng ứng sôi nổi với phong trào của các thầy cô giáo.
  • D. thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác