Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo (tiếp)(P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo (tiếp) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển: 

  • A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.
  • B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.
  • C. Phòng chống ô nhiễm biển. 
  • D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.

Câu 2: Khoáng sản vô tận ở biển nước ta là: 

  • A. Dầu khí
  • B. Titan
  • C. Muối 
  • D. Cát thủy tinh

Câu 3: Cho bảng số liệu 

Sản lượng dầu khí khai thác, dầu thô xuất khẩu, và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2014. 

 

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 là

  • A. Biểu đồ miền.
  • B. Biểu đồ cột ghép.
  • C. Biểu đồ đường.
  • D. Biểu đồ miền.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay là

  • A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản.
  • B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người.
  • C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
  • D. Hoạt động du lịch.

Câu 5: Hoạt động vận tải biển nước ta ngày càng được chú trọng phát triển trong những năm gần đây không phải vì

  • A. Có ưu điểm chuyên chở được hàng nặng trên quãng đường xa, giá cả hợp lí.
  • B. Vận tải biển tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới.
  • C. Phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế.
  • D. Không yêu cầu đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và trình độ lao động cao.

Câu 6: Các đảo trong vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang có thế mạnh nhất về hoạt động nào sau đây?

  • A. Nông - lâm nghiệp.
  • B. Ngư nghiệp.
  • C. Du lịch.
  • D. Dịch vụ biển.

Câu 7: Hoạt động kinh tế biển mà ít hòn đảo có điệu kiện thích hợp để phát triển là

  • A. Lâm nghiệp.
  • B. Ngư nghiệp.
  • C. Du lịch.
  • D. Khai thác khoáng sản.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?

  • A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.
  • B. Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
  • C. Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.
  • D. Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.

Câu 9: Phần lớn các đảo ven bờ đều có điều kiện thích hợp để phát triển ngành kinh tế nào sau đây?

  • A. Du lịch, ngư nghiệp.
  • B. Khai thác khoáng sản biển, ngư nghiệp.
  • C. Vận tải biển, khai thác khoáng sản biển.
  • D. Nông – lâm nghiệp.

Câu 10: Ô nhiễm môi trường biển - đảo xảy ra nghiêm trọng nhất ở

  • A. các khu du lịch biển.
  • B.các thành phố cảng, nơi khai thác dầu.
  • C. đảo ven bờ.
  • D. các cửa sông.

Câu 11: Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là:

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Sài Gòn.
  • C. Hải Phòng.
  • D. Nghi Sơn.

Câu 12: Tài nguyên dầu khí phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam của khu vực

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 13: Cát trắng, nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở

  • A. Đảo Cát Bà và Lý Sơn.
  • B. Đải Vân Hải và Cam Ranh.
  • C. Đảo Cô Tô và Phú Quý.
  • D. Đảo Phú Quốc và Cái Bầu.

Câu 14: Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Bình Định.
  • C. Bình Thuận.
  • D. Ninh Thuận.

Câu 15: Ngành công nghiệp dầu khí của nước ta hiện nay có mục đích sử dụng chính là 

  • A. xuất khẩu dầu thô.
  • B. tạo ra nhiều sản phẩm dầu khí để phục vụ tiêu dùng trong nước.
  • C. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp lọc dầu.
  • D. cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện khí.

Câu 16: Việt Nam đã có cả đường thủy giao thương từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các nước

  • A. Lào, Thái lan, Cam-pu-chia, Hồng Công.
  • B. Hồng Công, Thái Lan, Xingapo.
  • C. ASEAN, Hồng Công, Tô-ky-ô.
  • D. Cam-pu-chia, Thái Lan, Xingapo, Tô-ky-ô, Hồng Công, Liên bang Nga.

Câu 17: Nhà máy lọc dầu số 1 của nước ta là 

  • A. Vân Đồn (Đà Nẵng).
  • B. Dung Quất (Quảng Ngãi).
  • C. Đông Phương Hồng (Bà Rịa-Vũng Tàu).
  • D. Vân Hải (Vinh).

Câu 18: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh ở đâu?

  • A. Quảng Trị, Quảng Bình.
  • B. Quảng Nam, Khánh Hoà.
  • C. Quảng Ngãi, Bình Định.
  • D. Ninh Thuận, Quảng Ngãi

Câu 19: Điều kiện thuận lợi nào để vận tải đường biển nước ta phát triển mạnh?

  • A. Tất cả các vùng đều giáp biển.
  • B. Phương tiện vận tải hàng hoá chủ yếu theo tuyến Bắc  - Nam.
  • C. Nằm gần các tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
  • D. Đây là loại vận tải không phụ thuộc vào điều kiện địa hình

Câu 20: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là 

  • A. bôxit.
  • B. dầu khí.
  • C. cát trắng.
  • D. ôxit titan.

Câu 21: Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc tỉnh 

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Bình Định.
  • C. Khánh Hòa.
  • D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 22: Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 

  • A. 1986.
  • B. 1985.
  • C. 1987.
  • D. 1988.

Câu 23: Khoáng sản biển có thể khai thác để phát triển công nghiệp thủy tinh, pha lê là

  • A. cát.
  • B. dầu.
  • C. muối.
  • D. sắt.

Câu 24: Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm ........................, từ đó sản lượng dầu liên tục tăng qua các năm.

  • A. 1996
  • B. 1986
  • C. 1976

Câu 25: Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta là ..........................

  • A. Cảng Sài Gòn
  • B. Cảng Cái Lân
  • C. Cảng Vân Đồn

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác