Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 Cánh diều bài 7: Đô thị hóa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 Cánh diều bài 7: Đô thị hóa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử đô thị hóa ở nước ta?

  • A. Thời kì phong kiến, các đô thị có chức năng chủ yếu là hành chính, thương mại, quân sự, được hình thành ở những nơi thuận lợi về vị trí địa lí. 
  • B. Thời kì Pháp thuộc, nước ta có thêm một số đô thị lớn với chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự.
  • C. Từ Cách mạng tháng Tám năm đến năm 1975, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng nhanh. 
  • D. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa ở nước ta có những chuyển biến tích cực. Từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tỉ lệ dân thành thị ở nước ta?

  • A. Dân số thành thị ở nước ta liên tục tăng lên.
  • B. Năm 2021, nước ta có 38,6 triệu dân thành thị, chiếm 37,1% dân số cả nước.
  • C. Nước ta có 749 đô thị các loại (năm 2021).
  • D. Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta liên tục tăng lên.

Câu 3: Chức năng chủ yếu của các đô thị trong thời kì phong kiến là:

  • A. Kinh tế, văn hóa, giáo dục. 
  • B. Hành chính, thương mại, quân sự.
  • C. Văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, y học.
  • D. Thương mại, quốc phòng, chính trị, hành chính. 

Câu 4: Đô thị ra đời vào thế kỉ XI là:

  • A. Phú Xuân.
  • B. Đà Nẵng.
  • C. Phố Hiến.
  • D. Thành Thăng Long.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về không gian đô thị ở nước ta?

  • A. Đô thị hóa đang diễn ra trên khắp cả nước, không gian đô thị được mở rộng, đặc biệt là các đô thị lớn.
  • B. Trong những năm gần đây, nước ta đang phát triển các chuỗi và chùm đô thị tạo mối liên kết tại vùng Đồng bằng sông Hồng. 
  • C. Lối sống đô thị ngày càng phổ biến trong quá trình đô thị hóa.
  • D. Cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp, dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống, cách ứng xử giao tiếp, văn minh, phong cách sống hiện đại có ở các đô thị và vùng ven đô. 

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về mạng lưới đô thị ở nước ta?

  • A. Năm 2021, nước ta đã hình thành được 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • B. Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước.
  • C. Các đô thị loại II và loại III tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.
  • D. Theo số liệu năm 2021, nước ta có 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, còn lại là đô thị loại IV và loại V. 

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

  • A. Đô thị hóa diễn ra nhanh ở một số đô thị mang tính chất tự phát đã gây ra sức ép tới vấn đề việc làm, nhà ở môi trường, giáo dục, y tế và an sinh xã hội. 
  • B. Các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn hằng năm đóng góp tỉ lệ lớn vào Ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
  • C. Đô thị đóng góp lớn trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo và liên kết với vùng nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng.
  • D. Từ đô thị lối sống văn minh, hiện đại lan tỏa về vùng nông thôn. 

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

  • A. Sự gia tăng dân số đô thị dẫn đến khan hiếm nhà ở và làm tăng giá nhà. Việc xây dựng nhà ở đô thị cũng chiếm nhiều diện tích, giới hạn không gian xây dựng.
  • B. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên ở khu vực đô thị, đặc biệt ở những người có trình độ học thức. Thất nghiệp đô thị là một vấn đề xã hội lớn.
  • C. Từ đô thị lối sống văn minh, hiện đại lan tỏa về vùng nông thôn. 
  • D. Tập trung quá đông dân cư đô thị có thể tạo ra vấn đề về sức khỏe như thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tăng nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm.

Câu 9: Quá trình đô thị hóa từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975 ở nước ta có đặc điểm gì?

  • A. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.
  • B. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, số lượng đô thị tăng chậm.
  • C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.
  • D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng nhanh.

Câu 10: Quá trình đô thị hóa từ năm 1975 đến nay ở nước ta có đặc điểm gì?

  • A. Chưa có nhiều chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra rất chậm. 
  • B. Có những chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh
  • C. Chưa có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh. 
  • D. Có những chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. 

Câu 11: Hai vùng đô thị lớn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là:

  • A. Đà Nẵng và Cần Thơ.
  • B. Hải Phòng và Bà Rịa Vũng Tàu.
  • C. Nam Định và Hải Dương.
  • D. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 12: Đâu là một trong chuỗi các đô thị tạo mối liên kết trong mỗi vùng và trên cả nước?

  • A. Cần Thơ, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Long Xuyên.
  • B. Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
  • C. Xuân Mai, Hòa Lạc, Sơn Tây, Sóc Sơn, Xuân Hòa, Phúc Yên.
  • D. Biên Hòa, Nhơn Trạch, Tân An, Thủ Dầu Một.

Câu 13: Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì?

  • A. Lối sống thành thị ngày càng phổ biến trong quá trình đô thị hóa.
  • B. Cách ứng xử, phong cách sống, giao tiếp ngày càng có sự tiếp thu tinh hoa từ văn hóa, lối sống của nước ngoài. 
  • C. Quá trình đô thị hóa ở vùng ven đô, vùng nông thôn được thu hẹp.
  • D. Các dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống chủ yếu phục vụ cho nhóm người có thu nhập cao trong xã hội.

Câu 14: Các đô thị loại I và II tập trung chủ yếu ở: 

  • A. Vùng Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
  • B. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
  • C. Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • D. Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.

Câu 15: Quá trình phát triển thành phố do sự gia tăng dân số quá mức và tỷ lệ di dân từ nông thôn đến khu vực thành thị lớn dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm sút chất lượng cuộc sống được gọi là:

  • A. Đô thị hóa ngoại vi.
  • B. Đô thị hóa tự phát.
  • C. Đô thị hóa nông thôn.
  • D. Đô thị hóa vùng ven đô.

Câu 16: Đâu không phải là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa?

  • A. Văn hóa dân tộc.
  • B. Điều kiện xã hội.
  • C. Trình độ phát triển kinh tế.
  • D. Lối sống thành thị.

Câu 17: Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới như thế nào?

  • A. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.
  • B. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta không có sự chênh lệch so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.
  • C. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta cao so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.
  • D. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta rất thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.

Câu 18: Vùng nào có số lượng đô thị ít nhất?

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Tây Nam Bộ.
  • D. Trung Trung Bộ.

Câu 19: Trong gia đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), đô thị ở nước ta phát triển theo hướng như thế nào?

  • A. Đã diễn ra quá trình đô thị hóa đã tăng cường, nhưng cơ sở hạ tầng đô thị chưa phát triển.
  • B. Quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra chậm và các đô thị bị tàn phá.
  • C. Miền Bắc phát triển đô thị gắn với công nghiệp hóa, miền Nam sử dụng “đô thị hóa” để tập trung dân cư phục vụ chiến tranh.
  • D. Các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định đã hình thành.

Câu 20: Vùng có số lượng dân thành thị cao nhất là:

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B. Đông Bắc Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác