Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 Cánh diều bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 Cánh diều bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp nước ta?

  • A. Nước ta có dân số đông.
  • B. Khoa học công nghệ ít ứng dụng.
  • C. Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện.
  • D. Thị trường chưa mở rộng.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp là

  • A. Nằm trong khu vực chịu nhiều thiên tai
  • B. Đất tự nhiên nước ta hẹp.
  • C. Khí hậu khác nhau giữa các vùng.
  • D. Mở rộng sản xuất bị hạn chế.

Câu 3: Khu vực đồng bằng nước ta thích hợp cho việc trồng

  • A. cây lương thực, thực phẩm.
  • B. cây công nghiệp ngắn ngày.
  • C. cây công nghiệp dài ngày.
  • D. cây ăn quả đa dạng.

Câu 4: Hệ thống sông có vai trò gì trong phát triển nông nghiệp?

  • A. Cung cấp cát.
  • B. Cung cấp đất badan.
  • C. Cung cấp cây trồng.
  • D. Cung cấp nước.

Câu 5: Tại sao nước ta lại có đặc điểm khí hậu khác nhau giữa các vùng?

  • A. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, phân hóa theo chiều bắc-nam, độ cao và mùa.
  • B. Khí hậu ôn đới gió mùa, phân hóa theo chiều bắc-nam, độ cao và mùa.
  • C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa theo chiều bắc-nam, độ cao và mùa.
  • D. Khí hậu xích đạo gió mùa, phân hóa theo chiều bắc-nam, độ cao và mùa.

Câu 6: Nước ta có các loại đặc sản vùng miền, có giá trị kinh tế cao do

  • A. Sinh vật phong phú, đa dạng chủng loại.
  • B. Sinh vật kém phong phú, nhiều chủng loại.
  • C. Sinh vật phong phú, ít chủng loại.
  • D. Sinh vật kém phong phú, ít chủng loại.

Câu 7: Hiệu quả sản xuất ở nước ta ngày càng được nâng cao do

  • A. Nhiều lao động tham gia vào sản xuất.
  • B. Ứng dụng khoa học – công nghệ.
  • C. Tài nguyên đất màu mỡ.
  • D. Nguồn nước dồi dào.

Câu 8: Tại sao số lượng gia cầm ở nước ta tăng nhanh?

  • A. Công nghiệp chế biến phát triển mạnh.
  • B. Nông nghiệp trồng trọt phát triển mạnh.
  • C. Công nghiệp khai thác phát triển mạnh.
  • D. Nông nghiệp chăn nuôi phát triển mạnh.

Câu 9: Đâu là thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp nước ta?

  • A. Nước ta có dân số đông.
  • B. Khoa học công nghệ ít ứng dụng.
  • C. Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện.
  • D. Thị trường chưa mở rộng.

Câu 10: Đâu là hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp nước ta?

  • A. Nước ta có dân số đông.
  • B. Khoa học công nghệ được ứng dụng.
  • C. Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.
  • D. Thị trường chưa mở rộng.

Câu 11:  Đâu là thế mạnh về điều kiện tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp nước ta?

  • A. Diện tích đất canh tác thấp.
  • B. Khí hậu khác nhau giữa các vùng.
  • C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.
  • D. Sinh vật nghèo nàn.

Câu 12: Cơ cấu cây trồng nước ta bao gồm

  • A. cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.
  • B. cây lương thực, cây công nghiệp, cây ôn đới.
  • C. cây lương thực, cây công nghiệp.
  • D. cây lương thực, cây ăn quả.

Câu 13: Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng

  • A. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
  • B. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
  • C. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
  • D. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Câu 14: Những loại cây ăn quả được trồng tập trung là 

  • A. cam, chuối, xoài, nhãn.
  • B. cam, chuối, dâu tây, nhãn.
  • C. cam, chuối, xoài, anh đào.
  • D. cam, chuối, xoài, kiwi.

Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp? 

  • A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hàng năm.
  • B. Có nhiều thuận lợi phát triển hơn cây trồng khác.
  • C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • D. Giá trị sản xuất cao hơn cây công nghiệp hàng năm.

Câu 16: Cây công nghiệp lâu năm nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất là do

  • A. Năng suất cao hơn cây trồng khác, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp.
  • B. Nhiều điều kiện phát triển hơn, giá trị sản xuất và thời gian thu hoạch cao hơn.
  • C. Cung cấp nguyên liệu chế biến, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp. 
  • D. Giá trị sản xuất cao hơn cây khác, bảo vệ môi trường và chống xói mòn.

Câu 17: Điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta phát triển là

  • A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo.                   
  • B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C. Nhiều giống động vật năng suất cao.       
  • D. Dịch vụ thú y phát triển tốt.

Câu 18: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp

  • A. tiết kiệm chi phí, tăng năng suất.               
  • B. tăng chi phí, tăng năng suất.
  • C. tiết kiệm chi phí, giảm năng suất.               
  • D. tăng chi phí, giảm năng suất.

Câu 19: Để đáp ứng nhu cầu về lương thực vùng Đồng bằng sông Hồng đã

  • A. nhập khẩu lúa từ vùng khác.             
  • B. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
  • C. mở rộng diện tích trồng lúa.             
  • D. quy hoạch lại các loại đất trồng.

Câu 20: Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm là do

  • A. hiệu quả kinh tế thấp.                        
  • B. diện tích đồng cỏ hẹp.
  • C. nhu cầu về sức kéo giảm.                 
  • D. khí hậu không thích hợp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác