Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời bài 6: Một số vấn đề an ninh toàn cầu (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 6: Một số vấn đề an ninh toàn cầu (P2) - sách Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu không phải vấn đề an ninh truyền thống?
A. An ninh kinh tế.
- B. Khủng bố.
- C. Xung đột vũ trang.
- D. Chiến tranh cục bộ.
Câu 2: An ninh lương thực được hiểu là?
A. Sự đảm bảo của mỗi quốc gia trên thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc nguồn lương thực nhập khẩu.
- B. Sự dư thừa về lương thực thực phẩm của một quốc gia.
- C. Tình trạng hấp thu dinh dưỡng từ lương thực, thực phẩm của người dân có được tốt hay không và sự tác động của chính quyền đến vấn đề đó.
- D. Khả năng sản xuất lương thực ở mỗi quốc gia và sự dư thừa về lương thực, chứng minh cho sự dồi dào của một quốc gia về lương thực.
Câu 3: Vấn đề nào sau đây không mang tính chất toàn cầu?
- A. Lương thực.
- B. Năng lượng.
- C. Nguồn nước.
D. Không khí.
Câu 4: An ninh năng lượng được hiểu là?
- A. Việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
- B. Công việc điều phối hoạt động sản xuất dầu khí phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị thế giới.
- C. Khả năng tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng và sản xuất năng lượng, sao cho các nước luôn được tự chủ về vấn đề năng lượng.
D. Việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lý, đồng thời phải tiến hành công tác bảo vệ môi trường và cung cấp khả năng ứng phó với các hình huống khẩn cấp.
Câu 5: Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh truyền thống?
A. Chiến tranh cục bộ.
- B. An ninh kinh tế.
- C. An ninh lương thực.
- D. Biến đổi khí hậu.
Câu 6: Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh phi truyền thống?
- A. Xung đột sắc tộc.
- B. Chiến tranh cục bộ.
- C. Khủng bố vũ trang.
D. Dịch bệnh toàn cầu.
Câu 7: An ninh nguồn nước được hiểu là?
A. Sự đảm bảo về trữ lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái đồng thời cũng là sự đảm bảo được bảo vệ trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị.
- B. Khả năng tối ưu hoá việc sử dụng nước sạch, sao cho các nước luôn được tự chủ về vấn đề cung cấp nước sạch.
- C. Sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với việc sử dụng và sản xuất nước sạch ở mỗi quốc gia.
- D. Sự bảo đảm được bảo vệ trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hoà bình và ổn định chính trị.
Câu 8: Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
- A. Bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và cháy rừng.
B. Xung đột vũ trang, thiên tai và biến đổi khí hậu.
- C. Dịch bệnh diện rộng, bùng nổ dân số và hạn hán.
- D. Ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh và lũ lụt.
Câu 9: Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là
- A. vấn đề của châu Á và xu hướng gia tăng lên.
- B. vấn đề của châu Phi và có xu hướng gia giảm.
C. vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng.
- D. vấn đề toàn cầu nhưng có xu hướng gia giảm.
Câu 10: Hiện nay, châu lục nào sau đây đang khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất thế giới?
A. Châu Phi.
B. Châu Á.
C. Châu Âu.
D. Châu Mỹ.
Câu 11: Ở châu Á, khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?
A. Nam Á.
- B. Tây Nam Á.
- C. Đông Nam Á.
- D. Đông Á.
Câu 12: Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX liên quan đến vấn đề nào sau đây?
- A. Thiếu nguồn nước.
- B. Tranh giành đất đai.
C. An ninh năng lượng.
- D. Xung đột tộc người.
Câu 13: Một số tổ chức có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay là
A. FAO, WFP.
- B. EU, ASEAN.
- C. IMF, WTO.
- D. WFP, APEC.
Câu 14: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để mỗi quốc gia chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia?
- A. Bình ổn giá lương thực trong nước.
- B. Đẩy mạnh việc sản xuất lượng thực.
C. Tích cực giữ nước, tạo thương hiệu.
- D. Ưu tiên thương mại hàng thực phẩm.
Câu 15: Cơ quan Năng lượng Quốc tế viết tắt là
A. IEA.
- B. WTO.
- C. WB.
- D. IMF.
Câu 16: Nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là
- A. nguồn vốn.
B. năng lượng.
- C. thị trường.
- D. nguồn nước.
Câu 17: Năm 2021, thế giới có khoảng bao nhiêu người bị đói, thiếu dinh dưỡng?
- A. 1.3 tỉ người
- B. 1.5 tỉ người
C. 2.3 tỉ người
- D. 2.5 tỉ người
Câu 18: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX đều liên quan đến vấn đề năng lượng và an ninh năng lượng.
- B. Năng lượng là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.
- C. Những bất ổn như xung đột, mâu thuẫn ở nhiều nước và khu vực đã ảnh hưởng đến nguồn cung và giá dầu mỏ thế giới, càng làm vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu căng thẳng hơn.
D. Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân, trong khi đó, trữ lượng các nguyên liệu để làm ra loại năng lượng này có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.
Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về an ninh mạng?
- A. Các cuộc tấn công hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, hoà bình thế giới.
- B. Đảm bảo an ninh mạng và làm chủ không gian mạng đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm.
- C. Các hoạt động gây mất an toàn an ninh mạng trên thế giới ngày càng nhiều và diễn biến nhanh, phức tạp, tinh vi hơn.
D. Các cuộc tấn công an ninh mạng trong một quốc gia có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Câu 20: An ninh mạng là vấn đề mới của an ninh toàn cầu trong bối cảnh:
A. Bùng nổ công nghệ thông tin.
- B. Chiến tranh thế giới thứ ba có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
- C. Các quốc gia không có cách nào để kiểm soát các nội dung độc hại trên mạng.
- D. Toàn cầu hóa kinh tế.
Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về các giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu?
A. Các nước lớn cần đẩy mạnh tăng gia sản xuất nông nghiệp, sản xuất số lượng lớn góp phần đắc lực trong việc hỗ trợ các nước mất an ninh lương thực.
- B. Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Chương trình Lương thực thế giới trong sản xuất và phân phối lương thực toàn cầu.
- C. Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp như phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực – thực phẩm,...
- D. Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ cao nhất.
Câu 22: Đâu không phải một giải pháp được thế giới đưa ra nhằm giải quyết vấn đề an ninh năng lượng?
- A. Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lí, tìm kiếm và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.
- B. Các tổ chức quốc tế phát huy vai trò, tăng cường đối thoại, đàm phám và hợp tác về vấn đề năng lượng.
C. Các nước lớn cần tập trung đàm phán để thống nhất một nước nắm quyền điều hành tất cả về năng lượng, từ đó tạo sự ổn định về sản xuất và cung ứng năng lượng toàn cầu
- D. Mỗi quốc gia chủ động kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả và có trách nhiệm.
Câu 23: Câu nào sau đây không đúng?
A. An ninh truyền thống là khái niệm đồng nghĩa với khái niệm an ninh chính trị, tức là sự đảm bảo quyền lực cho các tầng lớp lãnh đạo trong xã hội, hạn chế dân chủ, tạo sức ép về quyền lực lên nhứng người dưới quyền.
- B. Từ đầu thế kỉ XXI, thuật ngữ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống được sử dụng phổ biến trong các hội nghị; diễn đàn khu vực, quốc tế; hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia,...
- C. Có nhiều quan niệm và cách phân chia khác nhau về vấn đề an ninh toàn cầu.
- D. An ninh toàn cầu hiện đang là thách thứcđặt ra đối với toàn thế giới.
Câu 24: Đâu không phải là khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?
- A. Đông Phi.
- B. Trung Phi.
C. Đông Á.
- D. Nam Á.
Câu 25: Đâu không phải là khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ?
A. Bắc Âu.
- B. Tây Nam Á.
- C. Trung Á.
- D. Biển Đông.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận