Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

  • A. kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
  • B. phát triển mạnh khai thác than và thép.
  • C. phát triển các ngành công nghiệp nặng.
  • D. có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.

Câu 2: Đại bộ phận lãnh thổ nước Liên bang Nga nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây?

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Cận cực.
  • C. Ôn đới.
  • D. Cận nhiệt.

Câu 3: Hoạt động khai thác khoáng sản ở Cộng hòa Nam Phi diễn ra chủ yếu ở

  • A. phía nam.
  • B. phía bắc.
  • C. ven biển.
  • D. nội địa.

Câu 4: Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Hoa Trung.
  • C. Hoa Bắc.
  • D. Hoa Nam.

Câu 5: Mùa đông kéo dài, lạnh và có bão tuyết là đặc điểm khí hậu của

  • A. trung tâm Nhật Bản.
  • B. phía nam Nhật Bản.
  • C. phía bắc Nhật Bản.
  • D. ven biển Nhật Bản.

Câu 6: Nhận định nào đúng khi nói về đặc điểm cơ bản của địa hình Liên bang Nga?

  • A. Cao ở phía tây, thấp về phía đông.
  • B. Cao ở phía bắc, thấp về phía nam.
  • C. Cao ở phía đông, thấp về phía tây.
  • D. Cao ở phía nam, thấp về phía bắc.

Câu 7: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

  • A. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động.
  • B. Điện, chế tạo máy, cơ khí, khai thác than, dệt may.
  • C. Điện, luyện kim, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác, sản xuất điện.

Câu 8: Nền kinh tế của Cộng hòa Nam Phi đứng thứ mấy ở châu Phi?

  • A. 1.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng với dải đồng bằng ven biển của Cộng hòa Nam Phi?

  • A. Chủ yếu là đất phèn, mặn và chua.
  • B. Diện tích lớn, đất phù sa màu mỡ.
  • C. Nằm ở phía tây bắc và đông nam.
  • D. Chạy dài theo bờ của hai đại dương.

Câu 10: Cộng hòa Nam Phi nằm ở

  • A. phía bắc châu Phi.
  • B. phía đông châu Phi
  • C. phía nam châu Phi.
  • D. phía tây châu Phi.

Câu 11: Vùng kinh tế nào sau đây của Liên bang Nga giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế?

  • A. Vùng Trung tâm.
  • B. Vùng Trung ương.
  • C. Vùng U-ran.
  • D. Vùng Viễn Đông.

Câu 12: Đảo nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất ở Nhật Bản?

  • A. Hô-cai-đô.
  • B. Hôn-su.
  • C. Xi-cô-cư.
  • D. Kiu-xiu.

Câu 13: Cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch nào sau đây?

  • A. Dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp giảm.
  • B. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng và nông nghiệp giảm.
  • C. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng giảm và nông nghiệp tăng.
  • D. Dịch vụ giảm, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp tăng.

Câu 14: Ngành ngoại thương của Nhật Bản đứng sau những quốc gia nào sau đây?

  • A. Liên Bang Nga, Đức, Pháp.
  • B. Trung Quốc, Anh, Hoa Kì.
  • C. Hoa Kì, Ấn Độ, Trung Quốc.
  • D. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.

Câu 15: Cộng hòa Nam Phi có diện tích khoảng

  • A. 1,4 triệu km2.
  • B. 1,3 triệu km2.
  • C. 1,2 triệu km2.
  • D. 1,1 triệu km2.

Câu 16: Miền Tây Trung Quốc có thế mạnh nào sau đây để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi?

  • A. Sông ngòi dồi dào.
  • B. Vùng đồi trung du.
  • C. Rừng và đồng cỏ.
  • D. Khí hậu gió mùa.

Câu 17: Đến năm 2020, guốc gia nào sau đây ở châu Phi thuộc thành viên của G20?

  • A. CH Công-gô.
  • B. CH Nam Phi.
  • C. Ni-giê-ri-a.
  • D. Ai Cập.

Câu 18: Chức năng gắn kết Âu - Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga?

  • A. Tăng ảnh hưởng với các nước châu Á.
  • B. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
  • C. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
  • D. Nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Câu 19: Cây trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng của Cộng hòa Nam Phi là

  • A. chè, cà phê, điều.
  • B. lúa mì, ngô, lạc.
  • C. đậu tương, dừa.
  • D. lúa gạo, ngô, lạc.

Câu 20: Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

  • A. kim cương, than đá, đồng.
  • B. than đá, khí tự nhiên, kẽm.
  • C. dầu mỏ, khí tự nhiên, chì.
  • D. than đá, dầu mỏ, quặng sắt.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác