Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời bài 15: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 15: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á (P2) - sách Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khu vực Đông Nam Á có diện tích khoảng: 

  • A. 7 triệu km2.
  • B. 8 triệu km2.
  • C. 9 triệu km2.
  • D. 10 triệu km2.

Câu 2: Đối với khu vực Tây Nam Á, rừng chỉ xuất hiện ở:

  • A. Phía đông của khu vực, nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam
  • B. Phía tây của khu vực, nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
  • C. Phía bắc của khu vực, nơi có lượng mưa tương đối nhiều
  • D. Phía nam của khu vực, nơi có lượng mưa tương đối ít

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về địa hình khu vực Tây Nam Á?

  • A. Khu vực phía bắc có nhiều dãy núi trung bình và núi cao như Pongtich, Toruyt,... gây trở ngại cho sự phát triển giao thông trong khu vực.
  • B. Khu vực phía đông và đông nam là bán đảo Arab rộng lớn với nhiều hoang mạc như Nafud, Rub’al Khali.
  • C. Phía tây của bán đảo Arab là sơn nguyên Arab với các dãy núi chạy dọc ven biển và dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp.
  • D. Khu vực phía bắc là các cao nguyên, sơn nguyên và dãy núi: sơn nguyên Anatoli, sơn nguyên Iran và miền núi Afghanistan.

Câu 4: Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

  • A. Á - Âu - Mĩ.
  • B. Âu - Á - Phi.
  • C. Á - Mĩ - Phi.
  • D. Âu - Á - Úc.

Câu 5: Phía bắc và tây bắc của khu vực Tây Nam Á tiếp giáp với khu vực nào?

  • A. Nam Á.
  • B. Trung Á.    
  • C. Châu Phi.    
  • D. Châu Âu.   

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về khoảng sản ở khu vực Tây Nam Á?

  • A. Ngoài dầu mỏ và khí tự nhiên, than và kim loại màu ở khu vực này cũng có số lượng rất lớn.
  • B. Tây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên.
  • C. Dầu mỏ chiếm khoảng 50% trữ lượng của thế giới.
  • D. Các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn là Saudi Arabia, Kuwait, Iraq, Các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất,...

Câu 7: Khí hậu của khu vực Tây Nam Á phân hóa như thế nào?  

  • A. Theo chiều đông – tây.  
  • B. Theo chiều tây bắc – đông nam. 
  • C. Theo chiều bắc – nam.  
  • D. Theo chiều đông bắc – tây nam.   

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về sông, hồ của khu vực Tây Nam Á?

  • A. Tây Nam Á có nhiều hồ nước mặn, lớn nhất là hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ), nằm ở độ cao trên 1600m.  
  • B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc và phần lớn bắt nguồn từ các vùng núi phía bắc.   
  • C. Ti – gơ – rơ và Ơ – phơ – rát là hai con sông lớn ở khu vực Tây Nam Á, đổ ra biển. 
  • D. Nguồn nước sông đóng vai trò quan trọng đối với người dân trong khu vực và đây cũng là một trong những yếu tố góp phần hình thành và phát triển nền văn minh Lưỡng Hà thời cổ đại.   

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về vị trí địa lý của khu vực Tây Nam Á?

  • A. Tây Nam Á nằm trên ngã ba tuyến giao thông giữa châu Á, châu Âu và châu Phi
  • B. Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như biển Arab thông ra Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Caspi.
  • C. Những đặc điểm về vị trí địa lý giúp cho Tây Nam Á có nhiều thuận lợi để giao thương với các nước, đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển, bên cạnh đó là vị trí chiến lược về mặt chính trị trong khu vực và trên thế giới.
  • D. Phần lãnh thổ trên đất liền của Tây Nam Á kéo dài từ khoảng vĩ độ 22°B đến vĩ độ 52°B, từ khoảng kinh độ 37°Đ đến kinh độ 83°Đ.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế của khu vực Tây Nam Á?

  • A. Trong công nghiệp, nhờ có lợi thế về nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên, nhiều quốc gia Tây Nam Á đã phát triển các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khai thác khí tự nhiên, hoá dầu,...
  • B. Một số quốc gia phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao như điện tử – tin học là Israel, Thổ Nhĩ Kỳ,...
  • C. Trong nông nghiệp, với đặc điểm khí hậu khô hạn, đất đai khô cằn, ít sông hồ nên các cây trồng phổ biến của khu vực Tây Nam Á là bông, chà là. Đất phù sa màu mỡ ở khu vực đồng bằng được sử dụng để trồng lúa mì.
  • D. Bên cạnh vật nuôi phổ biến là lợn, một số nước trong khu vực còn nuôi gà theo quy mô trang trại áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, tiêu biểu như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về khí hậu khu vực Tây Nam Á?

  • A. Dọc theo các đồng bằng duyên hải và các sườn núi hướng ra biển có khí hậu thuận lợi hơn nên dân cư tập trung đông, trồng trọt phát triển. Ở vùng nội địa với khí hậu khô nóng, dân cư thưa thớt, chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu.
  • B. Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông
  • C. Khí hậu có sự phân hoá theo chiều đông – tây: vùng núi phía đông là nơi đón gió nên mưa nhiều (trên 2 000 mm/năm), nhiệt độ trung bình năm từ 15 – 20°C; vùng phía tây phần lớn đều mưa ít (dưới 1 000 mm/năm)
  • D. Các hoang mạc có lượng mưa rất ít, nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 25°C, nhiệt độ mùa hè có khi lên gần 50°C

Câu 12: Quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nam Á là:

  • A. I – ran. 
  • B. I – rắc. 
  • C. A – rập Xê – út. 
  • D. Ca – ta. 

Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về dân cư khu vực Tây Nam Á?

  • A. Tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực nhìn chung còn khá cao.
  • B. Phần lớn dân cư ở khu vực này là người Ba Tư. Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, Do Thái, Armenia, Cuốc và nhiều bộ tộc khác.
  • C. Mật độ dân số trung bình của khu vực khá thấp, khoảng 61 người/km2 (năm 2020). Dân cư phân bố tập trung tại vùng đồng bằng Lưỡng Hà, ven Địa Trung Hải, các vùng khai thác dầu mỏ quan trọng. Tại các vùng núi và sa mạc, dân cư rất thưa thớt.
  • D. Quy mô dân số của các quốc gia Tây Nam Á có sự chênh lệch lớn. Một số quốc gia khá đông dân như Thổ Nhĩ Kỳ (84,33 triệu người), Iraq (40,2 triệu người); có quốc gia với dân số rất ít như Qatar (2,8 triệu người), Bahrain (1,7 triệu người) (năm 2020).

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế của khu vực Tây Nam Á?

  • A. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm của Tây Nam Á là 12.0%.
  • B. Trong giai đoạn 2010 – 2020, tăng trưởng kinh tế của khu vực thiếu ổn định.
  • C. iai đoạn 1965 – 1985 là giai đoạn phát triển kinh tế vượt bậc của khu vực Tây Nam Á nhờ giá dầu tăng, các quốc gia đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ.
  • D. Từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nam Á trải qua nhiều biến động.

Câu 15: Phần lớn dân cư ở khu vực Tây Nam Á theo đạo gì?

  • A. Đạo Thiên Chúa. 
  • B. Đạo Phật.  
  • C. Đạo Hồi. 
  • D. Đạo Ki – tô.  

Câu 16: Nhận định nào đúng với đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á?

  • A. Nằm trong vùng ngoại chí tuyến.
  • B. Tiếp giáp 3 châu lục, 2 đại dương.
  • C. Phần lớn lãnh thổ ở Nam bán cầu.
  • D. Tiếp giáp với biển Đông, biển Đỏ.

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng về văn hoá, xã hội ở khu vực Tây Nam Á?

  • A. Phần lớn người dân Tây Nam Á theo Hồi giáo – là quốc giáo của nhiều nước trong khu vực.
  • B. Các nước trong khu vực đã có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.
  • C. Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh hậu hiện đại.
  • D. Đây là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo.

Câu 18: Quá trình đô thị hoá của khu vực Tây Nam Á diễn ra nhanh chóng từ khi nào?

  • A. Từ khi nền kinh tế chuyển dần từ chuyên về dầu khí sang chuyên về tri thức.
  • B. Từ khi người dân không còn có thể sống bằng nông nghiệp.
  • C. Từ những năm 2010.
  • D. Từ khi ngành công nghiệp khai thác dầu khí ra đời và ngày càng phát triển.

Câu 19: Phần lớn dân cư của khu vực Tây Nam Á là

  • A. Người Do Thái.  
  • B. Người Ba Tư.  
  • C. Người Thổ Nhĩ Kỳ.  
  • D. Người Ả - rập.   

Câu 20: Năm 2020, quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có GDP/người cao nhất?

  • A. Thổ Nhĩ Kỳ.
  • B. I-xra-en.
  • C. Ác-mê-ni-a.
  • D. A-rập Xê-út.

Câu 21: Ở khu vực Tây Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự biến động theo từng giai đoạn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A. Xung đột sắc tộc, khủng hoảng kinh tế và thiên tai.
  • B. Đại dịch Covid-19, động đất nhiều nơi, chiến tranh.
  • C. Giá dầu biến động, xung đột vũ trang và dịch bệnh.
  • D. Thiên tai tự nhiên, động đất và cháy rừng nhiều nơi.

Câu 22: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do tác động của các nhân tố chủ yếu nào sau đây?

  • A. Tài nguyên, địa chính trị, các nguồn vốn đầu tư.
  • B. Nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên và vị trí.
  • C. Khoáng sản, chính sách và khoa học công nghệ.
  • D. Chính sách phát triển, khoa học kĩ thuật, dân cư.

Câu 23: Tình trạng đói nghèo xảy ra ở khu vực Tây Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
  • B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.
  • C. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.
  • D. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị.

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế của khu vực Tây Nam Á?

  • A. Ngành dịch vụ trong khu vực Tây Nam Á phát triển, như giao thông vận tải, thương mại, du lịch,...
  • B. Khu vực Tây Nam Á nằm trên đường hàng hải quan trọng của thế giới, đồng thời là nơi có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nên hoạt động giao thông đường biển nhộn nhịp và phát triển. Một số cảng biển lớn trong khu vực là Jebel Ali, Mina Al-Ahmadi, Jeddah,...
  • C. Hoạt động ngoại thương giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 25.1% tỉ trọng hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và khoảng 25% tỉ trọng hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu trên thế giới (năm 2020).
  • D. Giao thông đường ống của khu vực cũng được đầu tư và phát triển nhằm phục vụ vận chuyển dầu mỏ và khí tự nhiên.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?

  • A. Từ năm 2010 đến nay vì chậm thay đổi phương thức hoạt động của nền kinh tế cho kịp thời đại và ảnh hưởng của xung đột các nước nên quy mô GDP trong khu vực có xu hướng giảm.
  • B. Quy mô GDP giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn.
  • C. Các nước có quy mô GDP hàng đầu khu vực là Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kì, Israel.
  • D. Khu vực Tây Nam Á chiếm 3.7% GDP toàn thế giới (năm 2020).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác