Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á (P2) - sách Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Diện tích của khu vực Đông Nam Á là?  

  • A. Khoảng 3,5 triệu km2. 
  • B. Khoảng 4 triệu km2. 
  • C. Khoảng 4,5 triệu km2. 
  • D. Khoảng 5 triệu km2. 

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?

  • A. 10.
  • B. 11.
  • C. 12. 
  • D. 13. 

Câu 3: Khu vực Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?

  • A. Đồng bằng rộng lớn.
  • B. Núi và cao nguyên.
  • C. Các thung lũng rộng.
  • D. Đồi núi và núi lửa.

Câu 4: Đông Nam Á là cầu nối lục địa

  • A. Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
  • B. Phi với lục địa Á - Âu.
  • C. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.
  • D. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Câu 5: Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?

  • A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • B. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
  • C. Đại Tây Dương và Nam Đại Dương.
  • D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Câu 6: Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

  • A. Malaysia.
  • B. Singapore. 
  • C. Philippin. 
  • D. Thái Lan.

Câu 7: Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á hải đảo?

  • A. Singapore. 
  • B. Campuchia.  
  • C. Việt Nam. 
  • D. Myanmar. 

Câu 8: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

  • A. phát triển chăn nuôi.
  • B. phát triển kinh tế biển.
  • C. phát triển thủy điện.
  • D. phát triển lâm nghiệp.

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

  • A. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh.
  • B. Chủ yếu là kiểu khí hậu xích đạo.
  • C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
  • D. Ven biển có các đồng bằng phù sa.

Câu 10: Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu?

  • A. Cận nhiệt đới.
  • B. Ôn đới hải dương. 
  • C. Cận xích đạo.
  • D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á hải đảo?

  • A. Đồng bằng nhỏ hẹp và núi trẻ với nhiều núi lửa.
  • B. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa và sông lớn.
  • C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
  • D. Là khu vực tập trung đảo lớn nhất trên thế giới.

Câu 12: Khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là  

  • A. xuất hiện nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn hán,….
  • B. không có đồng bằng lớn.

  • C. lượng mưa trong năm nhỏ. 

  • D. có địa hình núi hiểm trở.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á?

  • A. Đông Nam Á có số dân đông và chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới (năm 2020).   
  • B. Tỷ lệ gia tăng dân số ở mức cao và đang có xu hướng tăng.    
  • C. Quy mô dân số lớn, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.        
  • D. Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa. 

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây về dân cư, xã hội ở Đông Nam Á thường gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quôc gia?

  • A. Dân số đông ở nhiều quốc gia, phân bố chủ yếu ở ven biển.
  • B. Có nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng phong phú và đa dạng.
  • C. Dân cư phân bố không đều giữa các quốc gia trong khu vực.
  • D. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.

Câu 15: Quốc gia có mật độ dân số cao nhất Đông Nam Á là? 

  • A. Việt Nam.  
  • B. Thái Lan.  
  • C. Singapore.  
  • D. Malaysia.  

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Công nghiệp thực phẩm phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các vùng nông thôn vì nơi đây gần nguồn nguyên liệu.
  • B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có cơ cấu đa dạng, như dệt – may, da giày, văn phòng phẩm,... Trong đó, ngành dệt – may giữ vai trò chủ đạo, đang áp dụng công nghệ cao, công nghệ tự động trong quá trình sản xuất, nhất là ở các cơ sở sản xuất lớn.
  • C. Công nghiệp thực phẩm hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản. Một số sản phẩm nông sản chế biến xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, rau củ quả, hải sản đông lạnh, hải sản đóng hộp,...
  • D. Công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á.

Câu 17: Ngành nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á phát triển không góp phần vào việc:

  • A. Đưa nông nghiệp lên vị trí thống trị cơ cấu kinh tế quốc gia; phát triển nông nghiệp theo Công nghệ 4.0.
  • B. Giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân; đảm bảo sự cân bằng sinh thái và môi trường trong khu vực
  • C. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn thu ngoại tệ
  • D. Khai thác các lợi thế sẵn có của khu vực; đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm

Câu 18: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A. Nền kinh tế phát triển mạnh và giàu có nguồn tài nguyên.
  • B. Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.
  • C. Là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.
  • D. Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.

Câu 19: Khu vực Đông Nam Á hải đảo có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?

  • A. Các cao nguyên rộng lớn. 
  • B. Núi và sơn nguyên.
  • C. Đồng bằng rộng lớn.
  • D. Đồi núi và núi lửa.

Câu 20: Câu nào sau đây không đúng về ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động đánh bắt thuỷ sản cũng gặp nhiều khó khăn như sự suy giảm nguồn lợi sinh vật biển, thiếu vốn đầu tư phương tiện và thiết bị đánh bắt xa bờ, thiên tai,...
  • B. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn trong khu vực là Brunei, Singapore, Đông Timor.
  • C. Khu vực Đông Nam Á có diện tích mặt nước lớn, bờ biển nhiều vũng, vịnh nên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
  • D. Khu vực Đông Nam Á có diện tích mặt nước lớn, bờ biển nhiều vũng, vịnh nên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Các vật nuôi phổ biến trong khu vực là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt).B. Nhiều nước trong khu vực đã ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào chăn nuôi, như công nghệ lai tạo giống vật nuôi, hệ thống kiểm soát hoạt động và sức khoẻ vật nuôi,...
  • C. Cùng với việc phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo hướng vô cơ hoá cũng đang là xu hướng phát triển chung của khu vực.
  • D. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở thức ăn phong phú, sự phát triển của công nghiệp thực phẩm,... ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về ngành giao thông vận tải của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Một số tuyến giao thông vận tải quan trọng trong khu vực là tuyến đường biển từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tuyến đường ô tô xuyên Á kết nối Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar,...
  • B. Hiện nay, các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải, như công nghệ xây dựng cầu đường, công nghệ thông minh trong điều phối và giám sát giao thông, phát triển phương tiện không người lái,...
  • C. Với đặc điểm địa hình đa dạng, khu vực Đông Nam Á phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,...
  • D. Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt đóng vai trò quan trọng giúp kết nối khu vực với thế giới.

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2000 – 2020 (tổng giá trị GDP năm 2020 tăng gấp 5 lần so với năm 2000).
  • B. Do sự tương đồng về nguồn lực và trình độ phát triển nên giữa các nước trong khu vực không có sự chênh lệch lớn về quy mô nền kinh tế.
  • C. Quá trình công nghiệp hoá đã làm nền kinh tế của các nước có sự phân hoá, một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ. Hiện nay, Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động trên thế giới
  • D. Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp.

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về ngành du lịch của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Hiện nay, ngành du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,...
  • B. Khu vực Đông Nam Á có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, với nhiều di sản thế giới.
  • C. Các quốc gia dẫn đầu khu vực về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là Lào, Campuchia, Myanmar, Brunei,…
  • D. Hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về ngành thương mại của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Đông Nam Á có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhiên liệu tinh luyện, năng lượng xanh, máy móc, thiết bị, dược phẩm, xe có động cơ, máy tính, điện tử và sản phẩm quang học,…
  • B. Ngành thương mại của khu vực Đông Nam Á không ngừng phát triển. Ngành thương mại bao gồm hoạt động nội thương và ngoại thương.
  • C. Các hoạt động nội thương nhộn nhịp ở khu vực có dân số đông và kinh tế phát triển, cụ thể là sự mở rộng mạng lưới chợ truyền thống và hệ thống siêu thị tại các thành phố lớn.
  • D. Trong hoạt động ngoại thương, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á không ngừng gia tăng, từ 1 468.1 tỉ USD (năm 2005) lên 3 202.9 tỉ USD (năm 2020).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác