Dễ hiểu giải Địa lí 11 Chân trời sáng tạo bài 12 Tự nhiên,dân cư,xã hội và kinh tế Đông Nam Á

Giải dễ hiểu bài 12 Tự nhiên,dân cư,xã hội và kinh tế Đông Nam Á. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 11 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1)

I. LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Câu 1: Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1)

Giải nhanh:

Vị trí địa lí:

  • Nằm ở phía đông nam châu Á.

  • Nằm ở khu vực nội chí tuyến.

  • Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

  • Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Phạm vi lãnh thổ: Kéo dài từ 10o N đến 28o B và 92o Đông đến 142o Đông.

Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tếxã hội của khu vực Đông Nam Á:

  • Vị trí địa – chính trị quan trọng.

  • Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.

  • Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến

  • Ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Câu 1: Dựa vào hình 12.1, hình 12.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á. 

- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.

BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1)

Giải nhanh:

- Phần đất liền: 

+ Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh. 

+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông. 

- Phần hải đảo: Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

- Đông Nam Á có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu, hợp tác với các quốc gia và khu vực khác.

Tất cả các đặc điểm này tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế. Tiếp cận và giao lưu, hợp tác với các nền kinh tế phát triển. Các quốc gia trong khu vực, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác và tìm kiếm các lợi ích từ bên ngoài. Phát triển toàn diện cũng được thể hiện với các hiệp định, lợi ích chỉ được xác định cho các quốc gia trong khu vực. Từ đất cả các điều kiện này, Giúp cho Đông Nam Á trở thành khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

Câu 1: Dựa vào bảng 12.1, hình 12.3, hình 12.4 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.

     
 BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1) BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1) 
    

- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.

Giải nhanh:

- Đông Nam Á là khu vực đông dân trên thế giới, mật độ dân số cao.

– Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.

– Nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống.

– Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.

– Cơ cấu dân số trẻ.

– Thành phần dân tộc đa dạng. → Nguồn lao động dồi dào

- Tác động đến phát triển kinh tế- xã hội:

Thuận lợi:  nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lao động rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. 

Khó khăn: Trình độ lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thấp.

2. Xã hội

Câu 1: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Cho biết đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Giải nhanh:

- Đặc điểm xã hội:

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. 

+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

-  Ảnh hưởng: Các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, phong tục, tập quán,.. điều này taoh thuận lợi để các quốc gia cùng hợp tác phát triển.

IV. KINH TẾ

1. Tình hình phát triển kinh tế chung

     
 BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1)   
  BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1) 
    

Câu 1: Dựa vào bảng 12.2, 12.3, hình 12.5, 12.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.

BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1)

Giải nhanh:

- Kinh tế phát triển dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài…

- Tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều thời kì cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 

- Đông Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn.

2. Các ngành kinh tế

     
 BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1)   
  BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1) 
    

Câu 1: Dựa vào hình 12.7, hình 12.8 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

Giải nhanh:

♦ Ngành công nghiệp:

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp 

- Sự phát triển ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước

- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực.

- Xu hướng phát triển:

+ Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao;

+ Phát triển ngành công nghiệp gắn với khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu là:

+ Công nghiệp khai thác 

+ Công nghiệp điện tử - tin học

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

+ Công nghiệp thực phẩm

♦ Ngành nông nghiệp:

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp như: sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu; đất đai màu mỡ; diện tích mặt nước lớn; nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất; ...

- Xu hướng phát triển:

+ Sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp hướng đến sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Một số ngành tiêu biểu: Ngành trồng trọt; Ngành chăn nuôi; Ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

♦ Ngành dịch vụ:

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ. Sự phát triển ngành dịch vụ đã: góp phần thúc đẩy phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; hội nhập kinh tế thế giới, …

- Ngành dịch vụ trong khu vực có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật từng bước được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.

- Tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2010 - 2020, khu vực dịch vụ đã tăng tỉ trọng từ 47,2% lên 49,7%.

- ngành tiêu biểu: Ngành giao thông vận tải; Ngành thương mại; Ngành du lịch

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy hoàn thành thông tin về ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á theo bảng sau:

BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1)

Giải nhanh:

 Địa hình, đất đai

 Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi

 - Khó khăn cho giao thông, giao lưu.

 Khí hậu

 Có 2 mùa rõ rệt mùa đông lạnh khô và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

 - Thuận lợi phát triển  sản xuất nông nghiệp.

 Sông ngòi

 Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

 Đa dạng sinh vật, khai thác khoáng sản

Câu 2:  Dựa vào bảng 12.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á so với toàn thế giới, giai đoạn 2000 - 2020. giải thích xu hướng biến động của tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở giai đoạn này.

Giải nhanh:

BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1)

Khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thuộc loại cao trên thế giới. Giai đoạn 2000- 2020 tốc độ bình quân mỗi năm là 5.3 % sự tăng trưởng gắn với ổn định xã hội và bảo vệ môi trường đang là vấn đề đặt ra đối với nhiều nước khu vực.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác