Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 11 Cánh diều bài 20 Kinh tế Liên Bang Nga

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 20 Kinh tế Liên Bang Nga - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Nguyên nhân nào đưa nền kinh tế Liên Bang Nga vượt qua khủng hoảng?

  • A. Chính sách, biện pháp đúng đắn.
  • B. Sự giúp đỡ của các nước khác.
  • C. Tách ra khỏi Liên Bang Xô Viết.
  • D. Liên kết kinh tế khu vực.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ngành công nghiệp khai thác than của Liên bang Nga?

  • A. Than được khai thác nhiều nhất ở Xi – bia và Viễn Đông.   
  • B. Liên bang Nga là nước khai thác than đứng thứ 3 trên thế giới. 
  • C. Liên bang Nga là quốc gia xuất khẩu than đứng đầu thế giới. 
  • D. Năm 2020, sản lượng khai thác than của Liên bang Nga chiếm khoảng 10% sản lượng khai thác than của thế giới. 

Câu 3: Những khó khăn nào sau đây về một kinh tế xã hội Liên banNga đang khắc phục?

  • A. Sự chênh lệch thu nhập người giàu và người nghèo gia tẵng.
  • B. Nạn chảy chất xám vẫn còn tiếp tục.
  • C. Tài chính vẫn chưa đi vào ổn định.
  • D. Tất cả các thách thức trên.

Câu 4: Một trong những khó khăn nhất từ bên ngoài Liên bang Nga hiện đang phải dối phó là

  • A. các nước sát vùng biên giới có chuyển biến chính trị khá phức tạp.
  • B. các thế lực bên ngoài đang thực hiện ý đồ cô lập Liên bang Nga
  • C. thị trường của Liên bang Nga ngày càng bị co lại.
  • D. hàng hoá bên ngoài xâm nhập mạnh vào thị trường Nga.

Câu 5: Nhân tố nào sau đây là nhân tố chủ yếu nhất sẽ dưa Liên bang Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế?

  • A. Lãnh thổ rộng lớn nhiều tài nguyên.
  • B. Dân cư đông, lao động nhiều.
  • C. Dân cư có trình độ học vấn cao, giỏi về khoa học kĩ thuật.
  • D. Đầu tư của nước ngoài gia tăng nhanh.

Câu 6: Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất của LB Nga so với Liên Xô cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX là

  • A. Khai thác khí tự nhiên
  • B. Khai thác gỗ, sản xuất giấy và xenlulô.
  • C. Khai thác dầu mỏ.
  • D. Sản xuất điện.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?

  • A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.
  • B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
  • C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
  • D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Câu 8: Một trong những nội dùng cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là

  • A. Sản lượng các ngành kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
  • B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
  • C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.
  • D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Câu 9: Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của LB Nga sau năm 2000 là

  • A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới.
  • B. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài, giá trị xuất siêu tăng.
  • C. Đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp.
  • D. Khôi phục lại được vị thế siêu cường về kinh tế.

Câu 10:  Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là

  • A. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế.
  • B. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ.
  • C. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển.
  • D. Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh.

Câu 11: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là

  • A. Công nghiệp hàng không – vũ trụ.
  • B. Công nghiệp luyện kim.
  • C. Công nghiệp quốc phòng.
  • D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 12: Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là:

  • A. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học.
  • B. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu.
  • C. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không.
  • D. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, vũ trụ.

Câu 13: Các trung tâm công nghiệp truyền thống của LB Nga thường được phân bố ở

  • A. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
  • B. Đồng bằng Đông Âu, Trung tâm U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
  • C. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia.
  • D. Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, Xanh Pê-téc-bua.

Câu 14: Các ngành công nghiệp hiện đại được LB Nga tập trung phát triển là

  • A. Sản xuất ô tô, chế biến gỗ.
  • B. Điện tử - tin học.
  • C. Đóng tàu, hóa chất.

  • D. Dệt may, thực phẩm.

Câu 15: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp truyền thống của Liên Bang Nga?

  • A. Chế tạo máy.
  • B. Luyện kim đen.
  • C. Sản xuất giấy.
  • D. Điện tử

Câu 16: Điều kiện nào giúp Liên Bang Nga phát triển trồng trọt, chăn nuôi?

  • A. Khí hậu nóng ẩm.
  • B. Quỹ đất nông nghiệp lớn.
  • C. Ít chịu thiên tai.
  • D. Sông ngòi dày đặc.

Câu 17: Đất và khí hậu ở Đồng bằng Đông Âu cho phép phát triển loại cây trồng nào?

  • A. Lúa gạo, củ cải đường.
  • B. Ngô, mía.
  • C. Lúa mì, củ cải đường.
  • D. Lúa gạo, mía.

Câu 18: Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là

  • A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
  • B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
  • C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
  • D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.

Câu 19: Vùng nào có kinh tế lâu đời, phát triển mạnh nhất Liên Bang Nga?

  • A. Vùng Trung tâm đất đen.
  • B. Vùng U – ran.
  • C. Vùng Viễn Đông.
  • D. Vùng Trung ương.

Câu 20: Vùng Trung tâm đất đen có đặc điểm nổi bật là

  • A. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.
  • B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
  • C. Tập trung nhiều ngành công nghiệp; sản lượng lương thực lớn.
  • D. Công nghiệp khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí phát triển.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác