Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 kết nối tri thức bài 7 Khám phá bản thân (P2)

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm đạo đức 3 bài 7 Khám phá bản thân Phần 2 - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Chỉ cần tự làm lấy những việc mà mình yêu thích thể hiện ?

  • A. Sự ích kỉ.
  • B. Sự lãng phí.
  • C. Sự tiết kiệm.
  • D. Sự hòa đồng.

Câu 2: Em sẽ làm gì khi thấy cô lao công đến nhà lấy rác đi ?

  • A. Em sẽ giúp cô chở rác lên xe.
  • B. Em sẽ mặc kệ cô.
  • C. Em sẽ trêu ngươi cô.
  • D. Em sẽ coi thường cô.

Câu 3: Dù B không hát hay nhưng vẫn tích cực đi tham gia hoạt động văn nghệ của lớp và xin vào đội múa. Việc đó thể hiện?

  • A. B là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • B. B là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • C. B là người sống hòa đồng với các bạn.
  • D. B là người tốt bụng.

Câu 4: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà em thì em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ cảm ơn bác và mời bác cốc nước.
  • B. Em sẽ không nói gì.
  • C. Em sẽ chế giễu bác đưa thư.
  • D. Em sẽ nói trống không với bác đó.

Câu 5: Biểu hiện của phép lịch sự trong ăn uống là?

  • A. Không đảo thức ăn lộn xộn.
  • B. Mời ông bà, bố mẹ ăn cơm.
  • C. Không được cười đùa làm rơi thức ăn ra ngoài.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 6: Câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm đọc dở hay đỡ đần” nói về?

  • A. Sự quan tâm, giúp đỡ của anh chị em khi gặp khó khăn.
  • B. Tình cảm kính trọng của con cái với cha mẹ.
  • C. Tình cảm kính trọng của em dành cho chị.
  • D. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái

Câu 7: Khi gặp người lớn phải cúi đầu, vòng tay chào lễ phép hành động đó thể hiện?

  • A. Khinh thường người khác.
  • B. Lịch sự với mọi người.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Câu 8: Bác trưởng thôn đến nhà em vận động gia đình ủng hộ tiền để xây dựng đường làng. Em sẽ làm như thế nào?

  • A. Mặc kệ.
  • B. Bỏ đi chỗ khác chơi.
  • C. Khuyên bố mẹ không ủng hộ.
  • D. Khuyên bố mẹ ủng hộ.

Câu 9: Kiên hát hay nhưng lại khá nhút nhát. Vào dịp chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10, trường Kiên tổ chức cuộc thi văn nghệ. Hải, bạn thân của Kiên đã động viên Kiên tham gia. Kiên từ chối vì cho rằng trường mình có nhiều bạn hát hay hơn mình. Nếu là Hải, em sẽ nói gì với Kiên.

  • A. Em sẽ khuyên Kiên tự tin vào bản thân và ủng hộ Kiên tham gia hết mình.
  • B. Em sẽ khuyên Kiên không tham gia nữa.
  • C. Em sẽ bảo các bạn khác lên hát thay Kiên. 
  • D. Ủng hộ mọi quyết định của Kiên.

Câu 10: Việc tham gia vào hoạt động của lớp, trường sẽ giúp em?

  • A. Có thêm niềm vui.
  • B. Có thêm nỗi buồn.
  • C. Có nhiều bận rộn.
  • D. Mất thời gian.

Câu 11: Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ được ?

  • A. Tôn trọng, quý mến.
  • B. Yêu thương, đùm bọc.
  • C. Che chở, yêu thương.
  • D. Đùm bọc, che chở.

Câu 12: Biểu hiện của không lịch sự trong ăn uống là?

  • A. Đảo thức ăn để chọn miếng ngon nhất.
  • B. Không mời ông bà, bố mẹ.
  • C. Cười đùa làm vỡ bát.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 13: Do bạn D hát hay nên được cô giáo chọn vào đội văn nghệ của trường nhưng D đã từ chối bằng cách nói dối cô phải đi học thêm nhiều không có thời gian tham gia. Việc đó thể hiện?

  • A. D là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • B. D là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • C. D là người sống hòa đồng với các bạn.
  • D. D là người tốt bụng.

Câu 14:  Em sẽ làm gì khi thấy có người ăn trộm biển an toàn giao thông đi bán lấy tiền?

  • A. Mặc kệ.
  • B. Làm theo để kiếm tiền.
  • C. Đe dọa.
  • D. Nói với bố mẹ để bố mẹ báo với công an.

Câu 15: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?

  • A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không.
  • B. Mặc kệ bạn.
  • C. Trêu đùa bạn cho bạn khóc.
  • D. Bỏ đi chơi chỗ khác.

Câu 16: Ăn uống xong phải biết rót nước, lấy tăm mời ông bà, bố mẹ phép hành động đó thể hiện?

  • A. Khinh thường người khác.
  • B. Lịch sự với mọi người.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Câu 17: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Không hòa đồng.
  • B. Không tiết kiệm.
  • C. Không sống chan hòa.
  • D. Không lịch sự với mọi người.

Câu 18: K thích tham gia văn nghệ của lớp nên đã đăng ký với cô giáo tham gia vào đội văn nghệ. Việc đó thể hiện?

  • A. K là người tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • B. K là người không tích cực tham gia hoạt động của lớp, trường.
  • C. K là người sống hòa đồng với các bạn.
  • D. K là người tốt bụng.

Câu 19: Đối với các hành vi phá hoại công trình công cộng chúng ta cần phải?

  • A. tuyên dương.
  • B. khen thưởng.
  • C. noi gương.
  • D. phê bình.

Câu 20: Câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Lịch sự với mọi người.
  • B. Khinh thường người khác.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác