Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 cánh diều kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Hành động của bạn nam trong câu văn dưới đây thể hiện điều gì?

Lớp trưởng thông báo mỗi lớp cử hai bạn tham gia đội Sao đỏ của trường. Nghe thấy vậy bạn A liền xung phong.

  • A. Tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, trường.
  • B. Chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, trường.
  • C. Vừa tích cực vừa chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ ở lớp, trường.
  • D. Không thể hiện điều gì.

Câu 2: Giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta?

  • A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
  • B. Bị mọi người xa lánh.
  • C. Bị mọi người căm ghét.
  • D. Được mọi người tôn vinh.

Câu 3: Chọn cụm từ thể hiện sự tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

  • A. Hoàn thành bài tập trễ hạn.
  • B. Trốn trực nhật lớp đi chơi.
  • C. Đảm bảo chất lượng công việc.
  • D. Quên không làm bài tập về nhà.

Câu 4: Bài hát Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ nào sáng tác?

  • A. Nhạc sĩ Văn Thao.
  • B. Nhạc sĩ Văn Cao.
  • C. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
  • D. Nhạc sĩ Tiên Phong.

Câu 5: Bầu ơi ….lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Từ còn thiếu trong dấu “…” là ?

  • A. Thương.
  • B. Nhớ.
  • C. Giận.
  • D. Hờn.

Câu 6: Em không đồng tình với việc làm của bạn trong câu văn nào dưới đây?

  • A. Bạn rủ đi chơi nhưng vẫn dọn dẹp xong mới đi.
  • B. Bài thực hành chưa xong nhưng vẫn đi chơi.
  • C. Tham gia dọn dẹp và tưới cây cho ông.
  • D. Tất cả ba đáp án trên.

Câu 7: Biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ hàng xóm là?

  • A. Không quan tâm đến hàng xóm.
  • B. Nói xấu hàng xóm.
  • C. Chê bai hàng xóm.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Câu văn dưới đây cho biết lợi ích gì của việc ham học hỏi?

  • A. Tạo ấn tượng tốt trong mắt người khác.
  • B. Xây dựng mối quan hệ với người xung quanh.
  • C. Được thầy cô giáo khen ngợi.
  • D. Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.

Câu 9: Sáng Chủ nhật, Bin vừa thức giấc thì các bạn hàng xóm đã í ới rủ đi đá bóng. Bin phân vân: “Hay là lát nữa về mình sẽ gấp chăn sau.”

Em sẽ khuyên Bin điều gì?

  • A. Đi đá bóng rồi về gấp chăn sau.
  • B. Không phải gấp chăn.
  • C. Gấp chăn gọn gàng rồi đi đá bóng sau.
  • D. Không có lời khuyên gì.

Câu 10: Hành động nào sau đây lời hứa không nên làm?

  • A. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
  • B. Trốn mẹ đi tắm sông.
  • C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 11: Cô giáo giao nhiệm vụ cho cả lớp hoàn thiện sản phẩm môn Công nghệ thật cẩn thận. Đến hạn nộp bài, bạn Tin đã hoàn thiện sản phẩm và còn trang trí thêm cho đẹp; bạn Bin thì chỉ hoàn thiện cho có sản phẩm, không quá cẩn thận.

Theo em, bạn nào hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng?

  • A. Tin
  • B. Bin
  • C. Cả Tin và Bin
  • D. Không bạn nào.  

Câu 12:  Em sẽ làm gì khi ở trong tình huống dưới đây?

Tình huống: Hôm nay, bà bị ốm nên cả nhà về quê thăm bà nhưng bạn A đã hứa sang nhà Lê tập múa. Giờ A phải làm sao?

  • A. Mặc kệ Lê, không sang nhà bạn tập múa nữa mà cùng bố mẹ về quê thăm bà bị ốm.
  • B. Trốn sang nhà Lê tập múa với bạn để giữ đúng lời hẹn, kệ bố mẹ về quê đi thăm bà bị ốm.
  • C. Gọi điện xin lỗi Lê, giải thích lí do và hẹn bạn lùi lịch tập múa sang hôm sau để cùng bố mẹ về quê thăm bà bị ốm.
  • D. Cả B và C.

Câu 13: Bác hàng xóm nhờ em trông em bé, trong khi các bạn đang rủ em sang nhà xem phim. Em sẽ làm gì?

  • A. Từ chối trông em giúp bác hàng xóm vì em còn đi xem phim với các bạn.
  • B. Nhận lời trông em giúp bác, sau khi bác đi về thì sang xem phim với bạn sau.
  • C. Nhận lời trông em giúp bác nhưng bỏ mặc em bé, đi xem phim với các bạn.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của em.

Câu 14: P hứa với bố học kỳ 2 sẽ học hành chăm chỉ và kết quả học kỳ 2 P dược cô giáo khen vì có thành tích học tập xuất sắc. Việc làm đó thể hiện?

  • A. P là người không biết giữ lời hứa.
  • B. P là người biết giữ lời hứa.
  • C. P là người có ý thức.
  • D. P là người thiếu ý thức.

Câu 15: Lợi ích của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ là?

  • A. Tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
  • B. Sáng tạo hơn.
  • C. Tự tin hơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Bài hát Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ nào sáng tác?

  • A. Nhạc sĩ Văn Thao.
  • B. Nhạc sĩ Văn Cao.
  • C. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
  • D. Nhạc sĩ Tiên Phong.

Câu 17: L hứa với Q bạn học cùng lớp sẽ đi ăn trộm vải nhà bác hàng xóm. Trong tình huống này L hứa với Q nhưng việc làm này có nên làm không?

  • A. Có vì đã hứa là phải làm.
  • B. Không vì sợ bố mẹ biết.
  • C. Không vì mình không thích.
  • D. Không vì ăn trộm là việc làm xấu.

Câu 18: Sáng Chủ nhật, Bin vừa thức giấc thì các bạn hàng xóm đã í ới rủ đi đá bóng. Bin phân vân: “Hay là lát nữa về mình sẽ gấp chăn sau.”

Em sẽ khuyên Bin điều gì?

  • A. Đi đá bóng rồi về gấp chăn sau.
  • B. Không phải gấp chăn.
  • C. Gấp chăn gọn gàng rồi đi đá bóng sau.
  • D. Không có lời khuyên gì.

Câu 19: Minh rủ các bạn tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam”. Ngọc lại khuyên các bạn không nên tham gia vì mất thời gian. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách học tập thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • B. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách để rèn luyện sức khoẻ, thể chất và tinh thần.
  • C. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; đồng thời tham gia sẽ được cô giáo cộng điểm học tập trên lớp.
  • D. Hùa theo Ngọc khuyên các bạn khác không nên tham gia vì mất thời gian.

Câu 20: Tình huống: Linh và Quang ngồi cùng bàn học từ đầu năm đến nay. Linh luôn gọn gàng, cẩn thận. Còn Quang hay bày bừa, không ngăn nắp. Khi Linh góp ý, Quang tỏ ra khó chịu. Thấy vậy, Linh bảo: "Tớ muộn cậu gọn gàng, ngăn nắp hơn nên mới góp ý.". Quang dần hiểu ra.

  • A. Bất hòa của hai bạn: Linh góp ý cho Quang nên gọn gàng, ngăn nắp nhưng Quang tỏ ra khó chịu với Linh.
  • B. Khi hai bạn đã xử lí bất hòa với nhau, Quang sẽ hiểu ý của Linh là muốn tốt cho mình. Như vậy, hai bạn sẽ hiểu nhau hơn.
  • C. Cả 2 đáp án trên
  • D. Không đáp án nào

Câu 21: Câu ca dao nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

  • A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • C. Láng giềng hàng xóm thân quen/ Nhớ câu tắt lửa tối đèn có nhau.
  • D. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Câu 22: Em sẽ làm gì khi thấy có người ăn trộm biển an toàn giao thông đi bán lấy tiền?

  • A. Mặc kệ.
  • B. Làm theo để kiếm tiền.
  • C. Đe dọa.
  • D. Nói với bố mẹ để bố mẹ báo với công an.

Câu 23: Đố ai đếm được vì sao/Đố ai đếm được công lao…

Trong dấu “…” là?

  • A. Bác Hồ.
  • B. Kim Đồng.
  • C. Võ Thị Sáu.
  • D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 24: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn dưới đây? Tại sao?

Tình huống: Bạn B đang rủ bạn A đi chơi vì hôm nay không phải ngày tưới cây của A nhưng A từ chối vì hôm nay bạn Tin bị ốm nên bạn A đã hứa với Tin sẽ tưới câu hộ 

  • A. Em không đồng tình với ý kiến của bạn nữ bên trái vì hôm nay là ngày tưới cây của bạn nữ bên phải.
  • B. Em đồng tình với ý kiến của bạn nữ bên trái vì hôm nay phải là ngày tưới cây của Tin, không phải của bạn nữ bên phải.
  • C. Em không đồng tình với việc làm của bạn nữ bên phải vì hôm nay là ngày tưới cây của Tin, không phải của bạn.
  • D. Em đồng tình với việc làm của bạn nữ bên phải vì dù không phải là ngày tưới cây của bạn nhưng bạn đã tưới giúp bạn Tin bị ốm.

Câu 25:  Lợi ích của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ là?

  • A. Tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
  • B. Sáng tạo hơn.
  • C. Tự tin hơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 26: Bác hàng xóm nhờ em trông em bé, trong khi các bạn đang rủ em sang nhà xem phim. Em sẽ làm gì?

  • A. Từ chối trông em giúp bác hàng xóm vì em còn đi xem phim với các bạn.
  • B. Nhận lời trông em giúp bác, sau khi bác đi về thì sang xem phim với bạn sau.
  • C. Nhận lời trông em giúp bác nhưng bỏ mặc em bé, đi xem phim với các bạn.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của em.

Câu 27: Em và các bạn hàng xóm đang chơi đùa thì thấy em bé hàng xóm bị ngã. Em sẽ làm gì?

  • A. Chạy lại đỡ em bé hàng xóm, dỗ dành em bé và rủ em lại chơi cùng với nhóm bạn của mình.
  • B. Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy em bé hàng xóm bị ngã.
  • C. Không quan tâm đến em bé hàng xóm, tiếp tục chơi với các bạn.
  • D. Cùng đám bạn chạy ra trêu chọc em bé hàng xóm.

Câu 28: Biểu hiện của sự ham học hỏi là?

  • A. Trời mưa thì nghỉ học.
  • B. Đọc sách để tìm hiểu kiến thức mới.
  • C. Làm việc riêng trong giờ học.
  • D. Chơi trò chơi điện tử.

Câu 29:  Em đồng tình với hành vi nào của các bạn dưới đây?

  • A. Ngân cho rằng các món ăn của Việt Nam không sang trọng bằng món ăn nước ngoài.
  • B. Hoàng là người Việt Nam nhưng lại giới thiệu rằng mình là người Hàn Quốc.
  • C. Cường thường viết, vẽ về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
  • D. Đô chỉ thích sống ở nước ngoài, không thích về Việt Nam.

Câu 30: Vào dịp 20/11 nhà trường phát động phong trào viết báo tường, tại lớp em có bạn D không tham gia viết báo tường với lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Không quan tâm.
  • B. Khuyên bạn tham gia các hoạt động tập thể để hoàn thiện mình hơn.
  • C. Khuyên bạn chỉ cần học giỏi không còn tham gia các hoạt động chung.
  • D. Nói xấu bạn để cả lớp tẩy chay.

Câu 31: Việc làm để bảo vệ thiên nhiên là?

  • A. Vứt rác trên bờ biển.
  • B. Chặt cây lấy gỗ.
  • C. Dọn dẹp vệ sinh khu di tích lịch sử.
  • D. Khắc tên mình lên các khu di tích.

Câu 32: Tìm phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây?

  • A. Xe moto, xe gắn máy chỉ được chở thêm tối đa 1 người trong tất cả trường hợp.
  • B. Đến ngã tư, khi gặp đèn đỏ mọi phương tiện giao thông phải dừng lại, không có ngoại lệ.
  • C. Mọi hành vi điều khiển phương tiện đi ngược chiều được coi là vi phạm luật giao thông.
  • D. Quy tắc giao thông là thống nhất nhưng luật vẫn quy định một số trường hợp ngoại lệ và một số xe được quyền ưu tiên.

Câu 33:  Giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta?

  • A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
  • B. Được mọi người tôn vinh.
  • C. Bị mọi người căm ghét.
  • D. Được mọi người tôn vinh.

Câu 34: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 35: Em không đồng tình với ý kiến nào?

  • A. Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện tình yêu Tổ quốc.
  • B. Giữ gìn vẻ đẹp quê hương là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
  • C. Trò chơi dân gian không hấp dẫn.
  • D. Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 36: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Hứa để mọi người vui, còn thực hiện hay không là chuyện khác.
  • B. Giữ lời hứa là thể hiện sự tự ti và không tôn trọng người khác.
  • C. Chỉ cần giữ lời hứa với bạn bè, những người từng giúp mình.
  • D. Việc gì mà không thực hiện được thì không nên hứa.

Câu 37: Em sẽ làm gì khi thấy cô lao công đến nhà lấy rác đi ?

  • A. Em sẽ giúp cô chở rác lên xe.
  • B. Em sẽ mặc kệ cô.
  • C. Em sẽ trêu ngươi cô.
  • D. Em sẽ coi thường cô.

Câu 38: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “không cần đâu em, chợ gần nhà mà!’’. Nếu là Na, em sẽ làm gì?

  • A. khuyên chị hàng xóm là: dù gần nhà hay không gần nhà nhưng nếu đã đi xuồng thì chúng ta vẫn phải vẫn phải mặc áo phao để nếu bị rơi xuống nước thì chúng ta cũng không bị chết đuối, bảo vệ mạng sống của bản thân mình.
  • B. làm giống lời chị hàng xóm nói.
  • C. bảo mọi người không cần mặc.
  • D. chị hàng xóm nói đúng.

Câu 39: Bạn H lấy tiền mừng tuổi của mình để ủng hộ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
  • C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 40: Hành vi biết giữ lời hứa là?

  • A. Trốn học đi chơi điện tử.
  • B. Chưa làm xong bài tập về nhà đã đi chơi đá bóng.
  • C. Sửa chữa đi học muộn bằng cách dậy khi đồng hồ báo thức kêu.
  • D. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác