Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 3: Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều bài 3: Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng về nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành?

  • A. Sử dụng cây ăn quả đã trưởng thành để thực hiện giâm cành.
  • B. Những cây có thể sử dụng để giâm cành là thanh long, chanh, quật, chuối, dứa,…
  • C. Ở miền Nam không nên thực hiện giâm cành vào mùa thu và mùa đông.
  • D. Để khử trùng cần nhúng phần cắt gốc ở cành giâm vào thuốc trừ nấm.

Câu 2: Dụng cụ và vật liệu nào không cần thiết trong giâm cành?

  • A. Dao nhỏ sắc, kéo.
  • B. Khay đựng đất bột mịn hoăc cát.
  • C. Dây buộc.
  • D. Túi bầu PE.

Câu 3: Giống cây dễ ra rễ, thường sử dụng phương pháp giâm cành là

  • A. vải.
  • B. thanh long.
  • C. xoài.
  • D. táo.

Câu 4: Thời vụ giâm cành ở miền Nam là

  • A. mùa Xuân.
  • B. mùa Hạ.
  • C. mùa Thu.
  • D. quanh năm.

Câu 5: Khi giâm cành, ở các tỉnh miền Bắc không nên thực hiện vào

  • A. mùa Xuân.
  • B. mùa Hạ.
  • C. mùa Thu.
  • D. mùa Đông.

Câu 6: Chiều cao tạo luống giâm cành bằng cát khoảng

  • A. 20 cm.
  • B. 30 cm.
  • C. 40 cm.
  • D. 50 cm.

Câu 7: Trong bước chọn cành râm nên chọn cành như thế nào?

  • A. Cành non.
  • B. Cành già.
  • C. Cành đã trưởng thành.
  • D. Cành chưa trưởng thành.

Câu 8: Đối với cây ăn quả thân gỗ, khi cắt đoạn cành giâm phải có ít nhất bao nhiêu mầm ngủ?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 9: Đối với cây ăn quả thân mềm, khi chọn đoạn cành giâm có kích thước khoảng bao nhiêu cm?

  • A. 10 - 20 cm.
  • B. 20 - 30 cm.
  • C. 30 - 50 cm.
  • D. 20 - 40 cm.

Câu 10: Yêu cầu kỹ thuật khi chọn đoạn cành giâm đối với cây chuối và dứa là

  • A. cắt thân thành các phần có vỏ thân chứa mầm ngủ với chiều rộng và chiều dài khoảng 3 đến 5 cm.
  • B. cắt thân thành các phần, lọc vỏ thân chứa mầm ngủ với chiều rộng và chiều dài khoảng 3 đến 5 cm.
  • C. cắt thân thành các phần có vỏ thân chứa mầm ngủ với chiều rộng và chiều dài khoảng 5 đến 7 cm.
  • D. cắt thân thành các phần, lọc bỏ phần thân chứa mầm ngủ, lấy các đoạn có chiều dài khoảng 5 đến 7 cm.

Câu 11: Yêu cầu kỹ thuật đối với bước cắm cành giâm là

  • A. cắm phần gốc ngập sâu 2/3 chiều dài của cành.
  • B. cắm phần gốc ngập sâu 1/3 chiều dài của cành.
  • C. cắm phần gốc ngập sâu 1/2 chiều dài của cành.
  • D. cắm phần gốc ngập sâu 4/5 chiều dài của cành.

Câu 12:  Khi chăm sóc cành giâm cần lưu ý duy trì độ ẩm là bao nhiêu?

  • A. 70 - 80%.
  • B. 40 - 50%.
  • C. 60 - 70%.
  • D. 50 - 60%.

Câu 13: Quy trình giâm cành gồm mấy bước?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 14: Chúng ta nên cắm cành giâm cách nhau bao nhiêu trong giá thể cát hoặc trong bầu?

  • A. 10 - 20 cm.
  • B. 13 - 15 cm.
  • C. 5 - 10 cm.
  • D. 10 – 15 cm.

Câu 15: Sau khi giâm khoảng 20 - 25 ngày, ta kiểm tra thấy rễ mọc nhiều, dài và không bị thối thì

  • A. tiếp tục tưới nước cho cây
  • B. chuyển ra vườn ươm hoặc đem đi trồng.
  • C. tiếp tục phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn
  • D. bón phân hoá học cho cây.

Câu 16: “Lượng thuốc trừ nấm sử dụng vừa đủ theo hướng dẫn” thuộc tiêu chí đánh giá nào?

  • A. Tiêu chí đánh giá sản phẩm.
  • B. Tiêu chí đánh giá về an toàn lao động.
  • C. Tiêu chí đánh giá về bảo vệ môi trường.
  • D. Tiêu chí đánh giá thực hiện quy trình.

Câu 17: Khi giâm cành, chúng ta không nên chọn địa điểm như thế nào?

  • A. Nơi thoáng mát.
  • B. Nơi có giàn che mưa, nắng.
  • C. Nền nhà giâm chia thành các luống được rải lớp cát sạch hoặc lớp đất dày, đảm bảo tơi xốp, ẩm
  • D. Nơi có ánh sáng trực tiếp với cường độ cao.

Câu 18: Sắp xếp thứ tự các bước tiến hành giâm cành:

  1.  Cắt đoạn cành giâm.
  2.  Cắm cành giâm.
  3.  Chọn cành giâm.
  4. Xử lý cành giâm.
  5. Chăm sóc cành giâm.
  • A. 3 - 5 - 4 - 2 - 1.
  • B. 3 - 1 - 4 - 2 - 5 .
  • C. 3 - 5 - 2 -  4 - 1.
  • D. 3 - 4 - 2 - 5 - 1.

Câu 19: Tại sao khi xử lý cành giâm phải nhúng phần cắt và thuốc trừ nấm?

  • A. Để làm sạch vết cắt.
  • B. Để khử trùng.
  • C. Để làm mất tại vị trí cắt.
  • D. Để giữ lại chất hữu cơ trong cành giâm.

Câu 20: Tại sao phải cắt bớt phiến lá trước khi giâm cành?

  • A. Tăng khả năng hút nước của cành giâm.
  • B. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm.
  • C. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm.
  • D. Giảm quá trình quang hợp của cành giâm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác