Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 3: Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 3: Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 3. THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH 

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Thực hiện được kĩ thuật nhân giống vô tính của một số loại cây ăn quả phổ biến bằng phương pháp giâm cành.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ THỜI VỤ GIÂM CÀNH

1. Vật liệu và dụng cụ

  • Cây ăn quả đã trưởng thành và có sẵn ở địa phương: cây thanh long, chanh, quất, chuối, dứa…
  • Giá thể (luống cát hoặc bầu đất)
  • Thuốc trừ nấm phổ rộng có hoạt chất như benomyl, metalaxyl và mancozeb.
  • Chất kích thích ra rễ
  • Kéo cắt cành, dao, găng tay, xẻng

2. Thời vụ giâm cành

  • Miền Nam: quanh năm
  • Miền Bắc: không nên thực hiện vào mùa đông

II, CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Chọn giâm cành

  • Chọn cành đã trưởng thành (lá có màu xanh đậm, không mang chồi non, nụ hoa, hoa hoặc quả).
  • Chọn cành ở ngoài tán và không bị sâu, bệnh

Bước 2: Cắt đoạn cành giâm

  • Đối với cây ăn quả thân gỗ như chanh quất: đường kính <2 cm, có ít nhất 2 mầm ngủ, chiều dài khoảng 10 – 20 cm tùy vào loại cây; cắt vát một bên tạo góc 30 – 45 độ
  • Đối với cây ăn quả thân mềm như cây thanh long: chọn đoạn giâm cành dài khoảng 30 – 50cm, sau đó cắt gốc cành giâm khoảng 3 – 5cm, sau vào tận tới gỗ, loại bỏ phần vỏ xanh mềm
  • Đối với cây chuối và dứa: cắt thân (là phần củ đối với chuối), thành các phần có vỏ chứa mầm ngủ với chiều rộng và dài khoảng 3 – 5 cm

Bước 3: Xử lí cành giâm

  • Những phần cắt gốc ở cành giâm vào thuốc trừ nấm để khử trùng.
  • Làm khô vết vắt đối với cây thân mềm

Bước 4: Cắt cành giâm

  • Cắm phần gốc ngập sâu 1/3 chiều dài cành, cách nhau 10 – 15 cm trong giá thể đối với cây thân mềm
  • Cắm sát nhau hoặc cắm một cành trong bầu đối với cây thân gỗ.

Bước 5: Chăm sóc cành giâm

  • Giá thể cần duy trì độ ẩm 70 – 80% bằng cách 1- 3 ngày phun nước 1 lần
  • Sau khi giâm khoảng 20 – 25 ngày, cành giâm ở luôn được đem trồng vào bầu và chăm sóc đến khi đạt tiêu chuẩn.

III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1. Sản phẩm

  • Cành được cắm chắc chắn và gần nhau
  • Giá thể ấm
  • Cành sau khi giâm đạt tiêu chuẩn trồng

2. An toàn lao động

  • Tuân thủ nghiêm kỉ luật lao động
  • Thực hiện đúng theo hướng dẫn
  • Làm việc tập trung
  • Không sử dụng các dụng cụ cho mục đích khác

3. Bảo vệ môi trường

  • Lượng thuốc trừ nấm sử dụng vừa đủ theo hướng dẫn
  • Lượng thuốc trừ sâu cần thu gom về nơi quy định để xử lí
  • Nơi tổ chức nhân giống cần được vệ sinh sạch và gọn để bảo vệ môi trường.

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Học sinh đánh giá kết quả thực hành theo mẫu: 

BÀI 3. THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 trồng cây ăn quả CD bài 3: Thực hành nhân giống cây ăn, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 3: Thực hành nhân giống cây ăn, Ôn tập Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 3: Thực hành nhân giống cây ăn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác