Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 Chân trời chủ đề 3: Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0 chân trời sáng tạo chủ đề 3: Thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải ưu điểm của hệ thống tưới nước nhỏ giọt?

  • A. Tiết kiệm nước, hiệu quả cao.
  • B. Không làm ướt lá, làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho cây trồng.
  • C. Nước không được học đúng cách dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn.
  • D. Hoạt động ở áp suất thấp nên giảm chi phí điện năng.

Câu 2: Hệ thống tưới nước nhỏ giọt không đem lại lợi nào trong các phương án dưới đây?

  • A. Giảm sự phát triển cỏ dại.
  • B. Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn các hệ thống tưới khác.
  • C. Ngăn ngừa xói mòn giữa các cây trồng.
  • D. Độ ẩm đất đồng đều và tối ưu.

Câu 3: Trong sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, kí hiệu dưới đấu có tên là gì và ứng với thiết bị nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Cảm biến chạm- cảm biến nhiệt độ.
  • B. Cảm biến không tiếp xúc – cảm biến nhiệt độ.
  • C. Cảm biến chạm – cảm biến độ ẩm.
  • D. Cảm biến không tiếp xúc – cảm biến nhiệt độ.

Câu 4: Trong sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, kí hiệu dưới đấu có tên là gì và ứng với thiết bị nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – động cơ bơm nước.
  • B.  Cảm biến không tiếp xúc – adapter.
  • C. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.
  • D. Cảm biến chạm - tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.

Câu 5: Trong sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, kí hiệu dưới đấu có tên là gì và ứng với thiết bị nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Cảm biến chạm - tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.
  • B. Công tắc cảm biến chạm - tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.
  • C. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.
  • D. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – động cơ bơm nước.

Câu 6: Trong sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, kí hiệu dưới đấu có tên là gì và ứng với thiết bị nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Cảm biến chạm – cảm biến độ ẩm.
  • B. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – động cơ bơm nước.
  • C. Công tắc cảm biến chạm - tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.
  • D. Công tắc cảm biến không tiếp xúc – tiếp điểm rơ le của mô đun cảm biến độ ẩm đất dạng bật, tắt.

Câu 7: Quy trình thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động gồm mấy bước?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 8: Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động là

  • A. xác định nhiệm vụ thiết kế.
  • B. vẽ sơ đồ mạch điện
  • C. lựa chọn thiết bị điện.
  • D. xác định mối liên hệ về điện giữa các thiết bị.

Câu 9: Bước thứ 2 trong quy trình thiết kế kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động là

  • A. xác định nhiệm vụ thiết kế.
  • B. vẽ sơ đồ mạch điện.
  • C. lựa chọn thiết bị điện và xác định mối liên hệ về điện giữa các thiết bị.
  • D. xác định bộ phận điều khiển ứng dụng công nghệ IoT.

Câu 10: Bước thứ 3 trong quy trình thiết kế kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động là

  • A. xác định nhiệm vụ thiết kế.
  • B. vẽ sơ đồ mạch điện.
  • C. lựa chọn thiết bị điện và xác định mối liên hệ về điện giữa các thiết bị.
  • D. Xác định bộ phận điều khiển ứng dụng công nghệ IoT.

Câu 11: Thứ tự các bộ phận hệ thống ứng dụng công nghệ tưới nước tự động trong trồng trọt là

  • A. Bộ phận điều khiển → Nguồn điện → Động cơ bơm nước.
  • B. Nguồn điện → Động cơ bơm nước → Bộ phận điều khiển.
  • C. Động cơ bơm nước → Nguồn điện → Bộ phận điều khiển.
  • D. Nguồn điện → Bộ phận điều khiển → Động cơ bơm nước.

Câu 12: Đâu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Độ ẩm.
  • C. Ánh sáng.
  • D. Vận tốc gió.

Câu 13: Bộ phận điều khiển nhận tín hiệu từ cảm biến theo thời gian để

  • A. điều khiển thời điểm và thời gian hoạt động của động cơ bơm nước.
  • B. điều khiển chế độ tưới nước nhỏ giọt, phun mưa hay phun sương.
  • C. điều khiển vận tốc dòng chảy trong hệ thống bơm nước
  • D. điều chỉnh lại điều kiện môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.

Câu 14: Ưu điểm của hệ thống tưới phun mưa là

  • A. hệ thống có tính ổn định cao, độ bền tốt.
  • B. tiêu thụ lượng nước ít hơn so với các hệ thống khác.
  • C. nhiều khi không thể tưới được đến vị trí gốc cây mà chỉ tưới ở phần lá và thân cây.
  • D. ngăn ngừa xói mòn giữa các cây trồng.

Câu 15: Ưu điểm của hệ thống phun sương là

  • A. phá vở kết cấu đất, có thể gây xói mòn.
  • B. vốn đầu tư ban đầu thấp hơn so với các hệ thống khác.
  • C. không thể xảy ra tắc nghẽn vòi phun.
  • D. khả năng tạo và duy trì độ ẩm cho cây khoẻ mạnh.

Câu 16: Sơ đồ mạch điện ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt dưới đây đã mắc một lỗi sai, hãy tìm và sửa lại cho đúng.

TRẮC NGHIỆM

  • A. Động cơ bơm nước → cảm biến độ ẩm đất.
  • B. 3 W → 12 W.
  • C. 2 VDC →12 VDC.
  • D. Adapter → Cảm biến nhiệt độ.

Câu 17: Gia đình Hoa có trồng một vườn rau rộng 50m2 tại nhà. Bố mẹ Hoa đang có ý định lắp đặt một giàn tưới nước tự động cho vườn rau. Nếu em là Hoa, em sẽ khuyên gia đình lắp đặt công nghệ tưới nước nào để chi phí thấp và hiệu quả cao?

  • A. Tưới nhỏ giọt.
  • B. Tưới phun sương.
  • C. Tưới phun mưa.
  • D. Tưới hỗn hợp.

Câu 18: Ở các quán cafe trồng nhiều cây hoặc trồng cây rau thuỷ canh, ta nên lựa chọn hệ thống tưới nước nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Tưới nhỏ giọt.
  • B. Tưới phun sương.
  • C. Tưới phun mưa.
  • D. Tưới hỗn hợp.

Câu 19: Cho các nhận định sau

(1) Đặc điểm của công nghệ tưới nhỏ giọt là tưới chậm và chính xác, cây dễ hấp thụ không bị ngập úng.

(2) Hệ thống tưới nhỏ giọt không làm ướt lá, làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho cây trồng.

(3) Hệ thống tưới phun mưa giảm sự phát triển cỏ dại.

(4) Hệ thống tưới phun sương khả năng tạo và duy trì độ ẩm cho cây khoẻ mạnh.

(5) Hệ thống tưới phun sương có thể phá vỡ kết cấu đất, có thể gây xói mòn.

Số nhận định chưa chính xác là:

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 20: Cho các nhận định sau

(1) Quy trình thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động gồm 2 bước.

(2) Khi ta sử dụng nguồn điện 1 chiều, ta có thể sử trực tiếp động cơ điện xoay chiều.

(3) Yếu tố ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu là nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.

(4) Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế mạch điện ứng dụng là vẽ sơ đồ mạch điện.

Số nhận định đúng là:

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác