Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Yêu cầu nào dưới đây là yêu cầu chung về năng lực đối với người lao động trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ?

  • A. Sức khỏe, thị giác, thính giác yếu.
  • B. Trình độ kiến thức, chuyên môn không phù hợp với vị trí việc làm.
  • C. Có năng lực phân tích, sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc nhóm.
  • D. Không có khả năng tự học (ngoại ngữ, tin học,…). 

Câu 2: Cá nhân nên lựa chọn nghề nghiệp dựa trên những tiêu chí nào?

  • A. Chỉ dựa trên lợi ích cá nhân.
  • B. Dựa trên chuyên môn, sở thích, đam mê.
  • C. Dựa trên nguyện vọng của gia đình.
  • D. Dựa trên tiền lương. 

Câu 3: Đâu không phải trường đại học đào tạo ngành công nghệ, kĩ thuật?

  • A. Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • B. Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • C. Đại học Điện lực Hà Nội. 
  • D. Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.

Câu 4: Người dùng một thiết bị chuyên dụng để gắn kết các mảnh kim loại với nhau được gọi là gì?

  • A. Thợ sửa chữa xe có động cơ.
  • B. Thợ hàn.
  • C. Kỹ sư điện.
  • D. Kỹ sư xây dựng. 

Câu 5: Đâu không phải là một trong những ngành nghề đào tạo trình độ trung cấp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  • A. Công nghệ kĩ thuật xây dựng. 
  • B. Hàn.
  • C. Cắt, gọt kim loại.
  • D. Công nghệ kĩ thuật môi trường.

Câu 6: Đâu không phải là một trong những ngành nghề đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  • A. Công nghệ chế tạo máy. 
  • B. Công nghệ kĩ thuật môi trường.
  • C. Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử.
  • D. Công nghệ kĩ thuật cơ khí.

Câu 7: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hàn.
  • B. Sửa chữa cơ khí động lực.
  • C. Cắt gọt kim loại. 
  • D. Điện tử dân dụng.

Câu 8: Sự phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông được thực hiện ở thời điểm nào?

  • A. Học sinh tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.
  • B. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.
  • C. Học sinh tốt nghiệp giáo dục mầm non, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.
  • D. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Câu 9: Sự phân luồng trong giáo dục phổ thông có vai trò gì?

  • A. Giúp học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong hoạt động giáo dục phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân. 
  • B. Là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Sở Giáo dục và Đào tạo chú trọng thực hiện trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
  • C. Giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.
  • D. Nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc; cung cấp nguồn nhân lực có trình độ; bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động.

Câu 10: Cấp giáo dục phổ thông gồm:

  • A. Trung học cơ sở, trung học phổ thông, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 
  • B. Giáo dục trung học cơ sở (với các lớp 6, 7, 8, 9) và giáo dục trung học phổ thông (với các lớp 10, 11, 12).
  • C. Giáo dục tiểu học (với các lớp 1, 2, 3, 4, 5), giáo dục trung học cơ sở (với các lớp 6, 7, 8, 9) và giáo dục trung học phổ thông (với các lớp 10, 11, 12).
  • D. Giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Câu 11: Giáo dục đại học đào tạo trình độ:

  • A. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.
  • B. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. 
  • C. Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. 
  • D. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về phân luồng trong giáo dục?

  • A. Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học tập ở cấp học, trình độ cao hơn.
  • B. Sự phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông được thực hiện ở thời điểm học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông. 
  • C. Thời điểm học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
  • D. Thời điểm học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục đại học. 

Câu 13: Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ:

  • A. Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. 
  • B. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. 
  • C. Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng. 
  • D. Trung học cơ sở, trung học phổ thông và bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Câu 14: Tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn những nghành nghề đào tạo trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để có cơ hội trở thành:

  • A. Kĩ sư xây dựng.
  • B. Kĩ sư cơ khí. 
  • C. Kĩ sư điện. 
  • D. Thợ sửa chữa điện dân dụng. 

Câu 15: Ngành nào sau đây đào tạo trình độ trung cấp về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  • A. Cắt gọt kim loại.
  • B. Công nghệ chế tạo máy. 
  • C. Công nghệ kĩ thuật môi trường.
  • D. Điện dân dụng.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không đúng khi khi nói về những hướng đi liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau trung học cơ sở:

  • A. Học sinh có thể tiếp tục học trung học phổ thông với những môn học thuộc tổ hợp lựa chọn có liên quan đến kĩ thuật, công nghệ.
  • B. Học sinh có thể tiếp tục học các ngành nghề trình độ sơ cấp hoặc trung cấp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.
  • C. Học sinh có thể tham gia thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ với những nghề, công việc thuộc nhóm nghề nghiệp lao động phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
  • D. Học sinh có thể tiếp tục học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên với những môn học thuộc tổ hợp lựa chọn có liên quan đến kĩ thuật, công nghệ.

Câu 17: Ngành nào sau đây đào tạo trình độ cao đẳng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  • A. Hàn.
  • B. Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử.
  • C. Điện tử dân dụng. 
  • D. Sửa chữa cơ khí động lực.

Câu 18: Chọn phát biểu sai về môi trường làm việc của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. 

  • A. Môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, công nghệ lạc hậu.
  • B. Môi trường làm việc năng động, hiện đại, đầy thử thách.
  • C. Môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao với lĩnh vực kĩ thuật.
  • D. Tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ hiện đại, áp lực công việc lớn. 

Câu 19: Chọn phát biểu sai về yêu cầu phẩm chất của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

  • A. Có tính kỉ luật, ý thức tuân thủ các quy định, quy tắc trong quy trình làm việc.
  • B. Có ý thức phấn đấu, rèn luyện, học tập phát triển nghề nghiệp, chuyên môn.
  • C. Thiếu trung thực, không có ý thức bảo vệ môi trường. 
  • D. Cần cù, chăm chỉ, trung thực, chịu được áp lực công việc, nhiệm vụ được giao. 

Câu 20: Ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ được thể hiện ở hình dưới đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Cơ khí.
  • B. Xây dựng.
  • C. Điện tử - Viễn thông. 
  • D. Thợ hàn. 

Câu 21: Nghề nghiệp là gì?

  • A. Tập hợp các công việc không liên quan nhau nhưng giống nhau về các nhiệm vụ.
  • B. Tập hợp các công việc cụ thể, giống nhau về các nhiệm vụ hoặc có mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính.
  • C. Tập hợp các công việc chỉ được xã hội công nhận, có mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính. 
  • D. Tập hợp các công việc không mang lại lợi ích cho cộng đồng. 

Câu 22: Nghề nghiệp được đào tạo và được công nhận bởi

  • A. xã hội.
  • B. các tổ chức phi chính phủ.
  • C. nhà nước.
  • D. các công ty tư nhân.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác