Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp Chân trời Chủ đề 4: Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo Chủ đề 4: Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người có tính cách “xã hội” theo mật mã Holland thích làm việc gì?

  • A. Thực hiện các hoạt động nghệ thuật.
  • B. Thích làm việc cung cấp hoặc làm sáng tỏ thông tin.
  • C. Nghiên cứu và phân tích.
  • D. Lãnh đạo và quản lí.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây mô tả kiểu người “kĩ thuật”?

  • A. Thích làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, thích các hoạt động ngoài trời.
  • B. Thích sự cải tiến, đổi mới, thích các hoạt động sáng tạo.
  • C. Thích thực hiện công việc theo hướng dẫn rõ ràng, hoạt động có tổ chức.
  • D. Tự tin, thích hùng biện và những hoạt động mang tính thuyết phục người khác.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây mô tả kiểu người “nghệ thuật”?

  • A. Thích sự chính xác, các hoạt động nghiên cứu.
  • B. Thích thực hiện công việc theo hướng dẫn rõ ràng, hoạt động có tổ chức.
  • C. Tự tin, thích hùng biện và những hoạt động mang tính thuyết phục người khác.
  • D. Thích sự cải tiến, đổi mới, thích các hoạt động sáng tạo.

Câu 4: Chọn phát biểu nào dưới đây không phải là yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

  • A. Truyền thống nghề nghiệp và điều kiện kinh tế của gia đình.
  • B. Xu hướng, lời khuyên lựa chọn nghề nghiệp của bạn bè.
  • C. Thích làm việc với máy móc, thiết bị, công cụ.
  • D. Nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động.

Câu 5: Lí thuyết nào được miêu tả là một công cụ hỗ trợ cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp dựa trên kết quả trắc nghiệm đặc điểm, tính cách nghề nghiệp của cá nhân?

  • A. Lí thuyết quan điểm nghề nghiệp.
  • B. Lí thuyết sở thích nghề nghiệp.
  • C. Lí thuyết cây nghề nghiệp.
  • D. Lí thuyết mật mã Holland.

Câu 6: Quy trình lựa chọn nghề nghiệp gồm mấy bước?

  • A. 1 bước.
  • B. 3 bước.
  • D. 2 bước.
  • D. 4 bước.

Câu 7: Lí thuyết mật mã Holland nêu bật mấy kiểu người?

  • A. 3 kiểu người.
  • B. 4 kiểu người.
  • C. 5 kiểu người.
  • D. 6 kiểu người.

Câu 8: Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là:

  • A. sở thích.
  • B. sức khỏe.
  • C. gia đình.
  • D. xã hội.

Câu 9: Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là:

  • A. năng lực.
  • B. sức khỏe.
  • C. nhà trường.
  • D. cá tính.

Câu 10: Cây nghề nghiệp mô tả gì?

  • A. Cây nghề nghiệp mô tả mối liên hệ giữa mức lương cá nhân với nghề nghiệp của mỗi người.
  • B. Cây nghề nghiệp mô tả mối liên hệ giữa đặc điểm cá nhân với nghề nghiệp của mỗi người.
  • C. Cây nghề nghiệp mô tả mối liên hệ giữa quan hệ cá nhân với nghề nghiệp của mỗi người.
  • D. Cây nghề nghiệp mô tả mối liên hệ giữa hình dáng cá nhân với nghề nghiệp của mỗi người.

Câu 11: Cây nghề nghiệp có mấy phần?

  • A. 1 phần.
  • B. 4 phần.
  • C. 2 phần.
  • D. 3 phần.

Câu 12: Phần nào của cây nghề nghiệp minh họa nền tảng lựa chọn nghề nghiệp?

  • A. Phần rễ.
  • B. Phần quả.
  • C. Phần lá.
  • D. Phần thân.

Câu 13: Sắp xếp các bước dưới đây để được một quy trình lựa chọn nghề nghiệp đúng thứ tự:

(1) Tìm hiểu thị trường lao động.

(2) Quyết định nghề nghiệp.

(3) Đánh giá bản thân.

  • A. (3), (2), (1).
  • B. (3), (1), (2).
  • C. (1), (2), (3).
  • D. (1), (3), (2).

Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây mô tả kiểu người “kĩ thuật”?

  • A. Thích sự chính xác, các hoạt động nghiên cứu, tính toán.
  • B. Thích thực hiện công việc theo hướng dẫn rõ ràng, hoạt động có tổ chức.
  • C. Thích sự cải tiến, đổi mới, thích các hoạt động sáng tạo.
  • D. Thích làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, các hoạt động thực hành hoặc thủ công.

Câu 15: Người thích làm việc với những người khác, có khả năng tác động, thuyết phục, thể hiện lãnh đạo hoặc quản lí các mục tiêu của tổ chức, các lợi ích kinh tế thuộc nhóm tính cách và kiểu người nào theo mật mã Holland?

  • A. Nhóm tính cách “Nguyên tắc”, kiểu người “Nghiệp vụ”.
  • B. Nhóm tính cách “Xã hội”, kiểu người “Xã hội”.
  • C. Nhóm tính cách “Doanh nhân”, kiểu người “Quản lí”.
  • D. Nhóm tính cách “Quản lí”, kiểu người “Doanh nhân”.

Câu 16: Theo mật mã Holland, người thích làm việc cung cấp hoặc làm sáng tỏ thông tin, thích giúp đỡ, huấn luyện, chữa trị hoặc chăm sóc sức khỏe cho người khác, có khả năng về ngôn ngữ thuộc nhóm tính cách và kiểu người nào?

  • A. Nhóm tính cách “Nguyên tắc”, kiểu người “Nghiệp vụ”.
  • B. Nhóm tính cách “Xã hội”, kiểu người “Xã hội”.
  • C. Nhóm tính cách “Điều tra”, kiểu người “Nghiên cứu”.
  • D. Nhóm tính cách “Nghiên cứu”, kiểu người “Điều tra”.

Câu 17: Các nghề nghiệp như “Kế toán, kiểm lâm, nhà ngoại giao,…” thuộc kiểu người nào theo mật mã Holland?

  • A. Nghiệp vụ.
  • B. Nghiên cứu.
  • C. Nghệ thuật.
  • D. Xã hội.

Câu 18: Lựa chọn nghề nghiệp dựa trên những yếu tố ở phần rễ của cây nghề nghiệp có ý nghĩa gì đối với người lao động?

  • A. Là cơ sở giúp họ có được thành công và sự hài lòng trong nghề nghiệp.
  • B. Tạo ra cơ hội thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.
  • C. Đảm bảo họ sẽ có một môi trường làm việc tốt.
  • D. Giúp họ thu được mức lương cao hơn trong công việc.

Câu 19: Bạn N có khả năng nghệ thuật, sáng tác, trực giác và thích làm việc trong các tình huống không có kế hoạch trước như dùng trí tưởng tượng và sáng tạo. Nghề nghiệp nào dưới đây sẽ phù hợp với bạn N?

  • A. Nhà thiên văn học.
  • B. Nhà báo.
  • C. Nhà ngoại giao.
  • D. Nhà thiết kế thời trang.

Câu 20: Bạn M thích làm việc với dữ liệu, con số, có khả năng thực hiện các công việc đòi hỏi chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận. Nghề nghiệp nào trong các nghề nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn M?

  • A. Giám đốc.
  • B. Nhà tâm lí học.
  • C. Công chứng viên.
  • D. Kỹ sư xây dựng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác