Trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối Ôn tập chương 2: Cơ khí (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 kết nối Ôn tập chương 2: Cơ khí - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
ÔN TẬP CHƯƠNG 2. CƠ KHÍ
(PHẦN 2)
Câu 1: Cấu tạo của êtô gồm những thành phần nào?
- A. Má động.
- B. Má tĩnh.
- C. Tay quay.
D. Cả ba đáp án đều đúng.
Câu 2: Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công:
A. Trên 0,5 mm.
- B. Dưới 0,5 mm.
- C. Bằng 0,5 mm.
- D. Đáp án khác.
Câu 3: Mặt phẳng cần dũa cách mặt ê tô:
- A. Dưới 10 mm.
- B. Trên 20 mm.
C. Từ 10 – 20 mm.
- D. Đáp án khác.
Câu 4: Muốn có sản phẩm dũa và khoan đảm bảo yêu cầu, cần:
- A. Nắm vững tư thế.
- B. Nắm vững thao tác kĩ thuật cơ bản.
- C. Nắm vững an toàn khi dũa và khoan.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Cách chọn mũi khoan:
A. Có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan.
- B. Có đường kính lớn hơn đường kính lỗ cần khoan.
- C. Có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ cần khoan.
- D. Đáp án khác.
Câu 6: Hãy cho biết lõi dây điện được làm từ vật liệu kim loại nào?
- A. Thép.
- B. Gang.
C. Đồng.
- D. Nhôm.
Câu 7: Yêu cầu riêng đối với kĩ sư cơ khí là
A. Có tư duy sáng tạo để thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị cơ khí.
- B. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… máy móc và thiết bị cơ khí.
- C. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao.
- D. Đáp án khác.
Câu 8: Gang là gì?
- A. Là kim loại đen có tỷ lệ cacbon trong vật liệu ≤ 2,14%
B. Là kim loại đen có tỷ lệ cacbon trong vật liệu > 2,14%.
- C. Là kim loại màu có tỷ lệ cacbon trong vật liệu ≤ 2,14%
- D. Là kim loại màu có tỷ lệ cacbon trong vật liệu > 2,14%.
Câu 9: Cấu tạo bộ truyền động xích gồm mấy bộ phận?
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 10: Đâu là nguồn gốc của chất dẻo?
A. Các hợp chất của cacbon.
- B. Các hợp chất của cacbon và sắt.
- C. Các hợp chất của sắt.
- D. Các hợp chất của nitrogen.
Câu 11: Dây đai được làm bằng:
- A. Da thuộc.
- B. Vải dệt nhiều lớp.
C. Vải đính với cao su.
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 12: Đo kích thước bằng thước cặp trải qua mấy bước
- A. 2 bước.
B. 3 bước.
- C. 4 bước.
- D. 5 bước.
Câu 13: Đặc điểm của kĩ sư điện là gì?
A. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí.
- B. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí.
- C. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Đâu là sản phẩm cơ khí?
- A. Cái kim khâu.
- B. Chiếc đinh vít.
- C. Chiếc ô tô.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Đâu là hình ảnh thể hiện ngành nghề chế tạo rô bốt trong lĩnh vực cơ khí?
- A. Hình a.
B. Hình b.
- C. Hình c.
- D. Hình d.
Câu 16: Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí là?
- A. Vật liệu cơ khí → Chi tiết → Gia công cơ khí → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí.
B. Vật liệu cơ khí → Gia công cơ khí → Chi tiết → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí.
- C. Vật liệu cơ khí→ Chi tiết → Lắp ráp → Gia công cơ khí → sản phẩm cơ khí.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 17: Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí có thể làm vật liệu thay đổi như thế nào?
- A. Thay đổi hình dáng.
- B. Thay đổi kích thước.
- C. Thay đổi tính chất.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 18: Nhờ cơ khí, con người có thể chiếm lĩnh:
- A. Không gian.
- B. Thời gian.
C. Không gian và thời gian.
- D. Không gian hoặc thời gian.
Câu 19: Thứ tự vạch dấu là:
- A. Vạch các đường dấu thẳng đứng, sau đó vạch các đường dấu nằm ngang và đường dấu nằm nghiêng, cuối cùng vạch các cung tròn, đường tròn.
B. Vạch các đường dấu nằm ngang, sau đó vạch các đường dấu thẳng đứng và đường dấu nằm nghiêng, cuối cùng vạch các cung tròn, đường tròn.
- C. Vạch các cung tròn, đường tròn, sau đó vạch các đường dấu nằm ngang và đường dấu nằm nghiêng, cuối cùng vạch các đường dấu thẳng đứng.
- D. Vạch các đường dấu nằm ngang, sau đó vạch các cung tròn, đường tròn và đường dấu nằm nghiêng, cuối cùng vạch đường dấu thẳng đứng.
Câu 20: Nối các bước thực hiện của vạch dấu trên mặt phẳng với yêu cầu kĩ thuật tương ứng:
1. Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt phôi. | a – Đảm bảo tương quan hình học giữa các đường đã dựng hình |
2. Kết hợp các dụng cụ đo thích hợp để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi. | b – Các đường gạch, đường kẻ hiện thị rõ trên bề mặt phôi |
3. Vạch các đường bao của chi tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao | c – Vôi hoặc phấn được bôi đủ và đúng vị trí cần vạch dấu |
- A. 1 – a, 2 – b, 3 – c
- B. 1 – b; 2 – c; 3 – a
C. 1 – c; 2 – a; 3 – b
- D. 1 – b; 2 – a; 3 - c
Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?
- A. Kẹp vật cưa đủ chặt.
- B. Lưỡi cưa căng vừa phải, không sử dụng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm vỡ.
C. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn.
- D. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.
Câu 22: Khi nào thì ta sử dụng cách đánh búa quanh cánh tay?
- A. Khi đục bóc lớp phoi mỏng dưới 0,5 mm.
B. Khi đục lấy đi lớp phoi có chiều dày khoảng 0,5 – 1,5 mm.
- C. Khi cần đục lấy đi lớp phoi dày từ 1,5 – 2 mm.
- D. Đáp án khác.
Câu 23: Dựa vào hình ảnh, sắp xếp thành các bước trong tiến trình tháo lắp các bộ truyền động
(1)
(2)
(3)
(4)
- A. (1) – (3) – (2) – (4)
- B. (2) – (1) – (4) – (3)
C. (2) – (3) – (4) – (1)
- D. (3) – (1) – (2) – (4)
Câu 24: Tỉ lệ cacbon càng cao thì vật liệu càng
A. Cứng và giòn.
- B. Mềm và dẻo.
- C. Cứng và dẻo.
- D. Mềm và giòn.
Câu 25: Người ta chế tạo máy bay bằng loại vật liệu nào?
- A. Hợp kim.
- B. Phi kim loại.
C. Composite.
- D. Sắt.
Xem toàn bộ: Giải công nghệ 8 Kết nối bài Ôn tập chương II
Bình luận