Trắc nghiệm công dân 8 bài 4: Giữ chữ tín (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm giáo dục công dân 8 bài 4: Giữ chữ tín (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng của mọi người xung quanh đối với mình đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn
A. biết giữ chữ tín.
- B. tin tưởng ở người khác.
- C. yêu thương mọi người.
- D. tôn trọng người khác.
Câu 2: Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng............của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng ở người khác.
- A. Thái độ
- B. Sự tôn trọng
- C. Tình cảm
D. Lòng tin
Câu 3: Việc giữ chữ tín sẽ mang lại cho chúng ta và xã hội những điều gì sau đây?
- Giúp chúng ta nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người xung quanh.
- Giúp chúng ta sống tự tin.
- Giúp chúng ta tranh thủ được cảm tình và lợi dụng được lòng tốt của người khác.
- Giúp chúng ta có thêm nhiều bạn bè.
- Góp phần xây dựng các quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh, tốt đẹp.
- Chúng ta sẽ chịu thiệt thòi so với những người xung quanh.
- Chúng ta sẽ được những người xung quanh tôn trọng, yêu mến.
- Giúp chúng ta giữ được danh dự và phẩm giá của bản thân.
A. 1, 2, 4, 5, 7, 8.
- B. 1, 2, 3, 6, 7, 8.
- C. 2, 4, 5, 6, 7, 8.
- D. 1, 2, 3, 5, 7, 8.
Câu 4: Em chọn cách ứng xử nào sau đây để trở thành người biết giữ chữ tín?
A. Khi đã nhận công việc, luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- B. Không nên hứa hẹn với ai điều gì.
- C. Né tránh khi có người nhờ giúp đỡ.
- D. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội
Câu 5: Người biết giữ chữ tín thường có những thái độ, hành vi nào sau đây?
- Luôn giữ đúng lời hứa.
- Luôn đúng hẹn.
- Luôn chỉ tin ở bản thân mình.
- Luôn cảnh giác đối với những người xung quanh.
- Luôn nói một đằng, làm một nẻo.
- Luôn tin tưởng và giúp đỡ những người xung quanh.
- Luôn thực hiện đúng những gì mình đã cam kết.
- Luôn hoàn thành đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
- A. 1, 2, 5, 7, 8.
- B. 1, 3, 6, 7, 8.
C. 1, 2, 6, 7, 8.
- D. 1, 2, 4, 7, 8.
Câu 6: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta cần phải:
- A. Xây dựng mối quan hệ tốt.
- B. Hợp tác với nhau.
C. Làm tốt nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.
- D. Tin cậy lẫn nhau.
Câu 7: Người không giữ chữ tín thường có những thái độ, hành vi nào sau đây ?
- Hứa trước quên sau.
- Không giữ đúng lời hứa.
- Bán hàng giả, hàng nhái.
- Luôn sai hẹn.
- Thực hiện không đúng những điều đã cam kết trước đó.
- Không thực hiện đúng hợp đồng đã kí.
- Luôn có trách nhiệm trước mỗi lời nói và việc làm của bản thân.
- Luôn muốn người khác tin mình nhưng không bao giờ tin người xung quanh.
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8.
- B. 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8.
- C. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
- D. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
Câu 8: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?
- A. B là người tôn trọng người khác.
- B. B là người không tôn trọng người khác.
- C. B là người giữ chữ tín.
D. B là người không giữ chữ tín.
Câu 9: Những tình huống nào dưới đây không giữ chữ tín:
- A. Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh – giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được.
- B. Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.
- C. Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga quên mất.
D. Cả 3 tình huống trên
Câu 10: Ý kiến nào sau đây nói về việc không giữ chữ tín:
- A. Nói lời thì giữ lấy lời.
B. Trăm voi không được bát nước xáo.
- C. Nói chín thì nên làm mười.
- D. Quân tử nhất ngôn
Câu 11: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bọ ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện bà A là người như thế nào?
A. Bà A không giữ chữ tín.
- B. Bà A coi thường người khác.
- C. Bà A không tôn trọng người khác.
- D. Bà A giữ chữ tín.
Câu 12: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù sãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?
A. Bà P là người giữ chữ tín.
- B. Bà P là người tốt bụng.
- C. Bà P là người giữ lời hứa.
- D. Bà P là người thật thà.
Câu 13: Trường hợp nào không giữ chữ tín?
- A. Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.
- B. Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga quên mất.
- C. Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.
D. tất cả đều đúng
Câu 14: Giữ chữ tín là:
- A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.
- B. Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.
C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
- D. Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.
Câu 15: Biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín là ?
- A. Loan hứa mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn bữa trưa giúp mẹ nhưng mải đọc truyện Loan quên mất. Đến khi mẹ Loan về mới làm tất cả.
- B. Hải hứa với mẹ sẽ ở nhà chơi với em để mẹ đi làm. Nhưng thấy các bạn chơi ngoài sâ vui quá Hải để em ở trong cũi cùng một đống trò chơi rồi chạy ra chơi cùng các bạn.
- C. Hòa hứa với cô giáo sẽ không đi học muộn nữa. Nhưng hôm sau Hòa lại tiếp tục tái phạm.
D. Tất cả đều đúng
Câu 16: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì
- A. Lòng chung thủy.
- B. Lòng trung thành.
C. Giữ chữ tín.
- D. Lòng vị tha.
Câu 17: Để trở thành người giữ chữ tín, chúng ta cần phải rèn luyện để có những thói quen nào sau đây?
- Suy nghĩ thật kĩ trước khi đưa ra một lời hứa.
- Bỏ qua những điều đã cam kết nếu thấy cam kết đó không có lợi cho bản thân.
- Luôn đúng hẹn với người khác.
- Thực hiện đúng lời hứa với những người xung quanh.
- Luôn đi học đúng giờ.
- Tôn trọng và thực hiện đúng các điều đã cam kết.
- Không dối trá.
- Luôn tự kiểm tra việc thực hiện những lời hứa của bản thân.
- A. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
- B. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
- C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
D. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Câu 18: Hành vi nào sau đây là giữ chữ tín ?
- A. Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga quên mất.
B. Đức đã hứa với mẹ sang năm sẽ học tốt hơn. Đúng như Đức hứa, cuối kì Đức đạt học sinh tiên tiến của Lớp và được cô khen là lực học ngày càng tiến bộ.
- C. Loan hứa mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn bữa trưa giúp mẹ nhưng mải đọc truyện Loan quên mất. Đến khi mẹ Loan về mới làm tất cả.
- D. Hải hứa với mẹ sẽ ở nhà chơi với em để mẹ đi làm. Nhưng thấy các bạn chơi ngoài sâ vui quá Hải để e
Xem toàn bộ: Bài 4: Giữ chữ tín
Bình luận