Tổng hợp những bài viết số 2 ngữ văn 9 hay nhất với đầy đủ tất cả các đề (4 đề)
Tech12h.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 2 hay nhất ngữ văn 9 với đầy đủ 4 đề. Theo đó, bài viết số 2 lớp 9 gồm có 4 đề, mỗi đề Tech12h gửi đến bạn đọc 5 - 6 bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.
[toc:ul]
Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn học hồi ấy...
Bài làm
Hà Nội, ngày.....tháng....năm......
Anh Thư thân mến!
Có lẽ thật đường đột khi mình lại viết thư cho bạn. Dao này công việc của bạn có ổn định không? Gia đình bạn thế nào? từ khi bạn chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, chúng mình vẫn chưa gặp lại nhau, mình nhớ bạn nhiều. Bây giờ mình đang sinh sống ở Hà Nội, đã lập gia đình và có hai cháu nhỏ rồi. Hôm nay mình về thăm bố mẹ và đã ghé thăm trường cấp hai mình đã học đấy.
Thời gian trôi nhanh và không bao giờ đợi ai và cũng chẳng ai níu kéo được thời gain dừng lại phải không Anh Thư? khi đứng trước ngôi trường chứa bao kỉ niệm ngọt ngào của tuổi học trò ngây ngô, mình lại thấy bồi hồi xúc động, mình như quay về là cô học trò nhỏ bé của 20 năm trước.
Hôm nay là một buổi sáng mùa hè trong xanh, không khí trong lành và nắng còn chưa gắt, mình bước vào cổng trường cấp hai quen thuộc và thấy thật ngạc nhiên. Trường mình thay đổi nhiều quá, cổng trường được xây dựng cao hơn, to hơn hồi bọn mình còn học ở đấy, những cây bằng lăng gầy gò ốm yếu nay đã vươn cao, cành lá xum xuê và đang thời kỳ trổ hoa, khi nhìn cảnh cửa mở ra như chào đón mình trở về bỗng nhiên mình lại nhớ về cảnh tan trường, học sinh ra về như vỡ tổ, bây giờ cổng trường to hơn rồi chắc không còn cảnh tượng ấy nữa, tự nhiên mình mỉm cười khi nghĩ lại thời học sinh,. Bước vào sân trường, bao cảm xúc, kỉ niệm lại ùa về, trường mình thay đổi nhiều quá, cái sân bê tông trũng cứ mùa lũ là ngập giờ đã thay bằng gạch đỏ, lát từng ô ngay ngắn, bằng phẳng và được nâng cao hơn. Những cây bàng, cây phượng đu đưa trong gió như gợi nhớ về những kỉ niệm đã xa.
Anh Thư à! những khu lớp học cũng đã khang trang hơn, có khu được xây mới, trước kia trường chỉ có bốn khu chính giờ trường đã quy hoạch có sáu khi, thêm khu nhà đa năng và khu để thực hành hóa, lý, sinh và phòng máy chiếu riêng nữa, trường mình giờ còn xây cả bể bơi nữa đấy, xây ở khu đất trống trước kia mọc đầy cỏ lau đó, vườn sinh vật cũng đầy đủ loài sinh vật hơn, phong phú hơn. Mình đã ghé thăm lớp 9A cũ của chúng mình nữa đấy, mình còn vào chỗ ngồi của mình năm xưa, lớp học giờ đã khác nhiều, nhiều bàn ghế mới, bảng mới còn trang bị thêm ti vi nữa. Tuy khác biệt là vậy nhưng hình ảnh thân thuộc vẫn như còn mãi.
Anh Thư ơi! mình còn nhớ lắm hình ảnh tập thể lớp ngồi yên ăng nghe giảng, nhưng chỉ được vài phút là nhao nhao nói chuyện, mình nhớ những buổi kiểm tra căng thẳng, nhớ những tiếng cười hồn nhiên và cả giọng nói ấm ấp của thầy cô khi giảng bài, đang miên man với những kỉ niệm thì ba tiếng trống báo hiệu giờ truy bài vang lên kéo mình quay về hiện tại. Ôi! tiếng trống thân thương, tiếng trống đi cùng tuổi học trò ngây thơ của mình suốt bốn năm, tiếng trống gợi lại bao nhiêu kỉ niệm về thời học trò đùa nghịch, chạy nhảy trên sân trường. Lúc này trên sân, học sinh ùa vào lớ, màu áo trắng tinh khôi trong sáng ấy hình như đi sâu vào tâm trí mình rồi Anh Thư à!
Ngoài sân bỗng chợt mình nhìn thấy hình bóng quen thuộc đang tiếng về phía mình, mình bật khóc, bao cảm xúc ẩn chứa bấy lâu nay đều tràn ra qua hàng nước mắt. Anh Thư có biết mình đã gặp ai không? Mình đã gặp cô Mai, cô giáo dạy văn hồi lớp 9 và dạy công dân suốt bốn năm mình học trung học đấy, mình chạy ra nắm tay cô, cả hai cô trò đều xúc động. Sau bao năm cô vẫn nhận ra mình, cô giờ hơn năm mươi tuổi rồi, tóc đã điểm bạc thế nhưng cô vẫn tâm huyết vơi nghề, vẫn yêu thương học sinh như ngày nào, hai cô trò hàn huyên rất nhiều chuyện, cô hỏi thăm công việc và cuộc sống của mình, cô còn hỏi mình có liên lạc với các bạn trong lớp không, giờ chắc các trò của cô thành đạt hết rồi nhỉ? Cô vẫn rất quan tâm tới các học sinh của cô, vẫn gương mặt hiền hậu, giọng văn truyền cảm.
Nhưng nhanh thật, 30 phút ra chơi ra trôi qua mình chào cô ra về nhưng trong lòng vẫn xúc động.
Thôi, thư đã dài rồi, mình chúc Nhung và gia đình mạnh khỏe, may mắn và thành công, đọc thư nhớ liên lạc với mình nhé! Hẹn ngày học lớp sẽ gặp lại cậu!
Thân ái!
Quỳnh Phương
=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 đề 1 văn 9
Đề 2: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được găp lại người thân đã xa cách lâu ngày
Bài làm
Đêm 29 Tết, tôi cùng mẹ và chị gái thức canh nồi bánh chưng. Khuya lắm rồi. Mọi vật đều chìm vào im lặng, chỉ còn nghe thấy tiếng nồi bánh chưng sôi đều. Củi gốc xoan, gốc ổi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Tôi ngồi tựa vào vai mẹ, nhìn bếp lửa đỏ hồng, thả hồn theo những tàn lửa bay chấp chới như những đốm sao lung linh.
Bỗng một vầng sáng hiện ra làm tôi loá mắt. Tôi định thần nhìn kĩ thì hoá ra là một ngôi nhà, một ngôi nhà được trang hoàng với những cành đào, cành quất trong dịp Tết đến xuân về. Kì lạ thay đó lại là ngôi nhà xinh xắn nằm ngay cạnh một luỹ tre xanh mát mà tôi đã từng ở với bà nội mình. Bóng dáng bà lão quét cống sao mà quen thuộc, gần gũi với tôi đến vậy ! Bà ! Bà ơi ! Vừa nhìn thấy bà, một tiếng gọi nào đó từ trái tim tôi cất lên như nâng bước chân tôi nhanh hơn. Rồi tôi chạy ùa vào ôm chầm lấy bà rối rít : “Bà ! Bà ! Cháu nhớ bà quá ! Bà khoẻ không bà ? Bà có nhớ cháu không ?”.
– Cháu bà lớn nhanh quá, càng lớn càng dễ thương.
Vừa nói nước mắt bà vừa chảy ra, tôi vội lấy khăn thấm cho bà rồi chúi đầu vào lòng bà, đôi mắt cũng cay xè : “Tết đến rồi, bà về thăm cháu đấy à ?”. Bà gật đầu. Đã ba năm rồi từ khi bà ra đi, ra đi mãi mãi…
Bà vẫn như thế, không có gì thay đổi. Mái tóc bạc trắng như cước được búi gọn ra sau gáy như một đoá sen trắng. Trên khuôn mặt phúc hậu đã lấm tấm đồi mồi những nếp nhăn như những rẻ quạt chạy dài từ phía trước ra sau tạo nên những lớp sóng trên gương mặt bà. Tuy vậy, ánh mắt của bà vẫn sáng, vẫn trong và hiền hậu.
Bất chợt, biết bao kỉ niệm những ngày tôi sống cùng bà tràn về. Tôi còn nhớ có lần bố mẹ đi công tác hết, chị tôi thì bận ôn thi đại học nên cũng chẳng mấy khi có ở nhà, chỉ còn tôi và bà quấn quýt bén nhau. Hôm đó, trên đường đi học về, tôi bỗng cảm thấy nửa hàm răng dưới đau buốt. Đầu nhức ong ong. Nuốt nước bọt lại thấy bỏng rát. Về đến nhà, quăng cái cặp sách vào ngăn bàn, tôi leo lên giường, trùm chăn, không ngăn được tiếng rên cứ bật ra và những giọt nước mắt ứa dài trên má.
Thấy vậy, bà vội chạy đến bên giường, lật chăn. Thấy tôi nằm cuộn tròn, nước mắt giàn giụa, tay ôm má, bà dịu dàng : “Trời, cháu bà ốm đây mà. Khổ thân cháu tôi. Nào ! Ngồi dậy để bà xem thế nào ?”. Vừa nói bà vừa nhẹ nhàng đặt tay lên trán tôi, tay kia vòng qua lưng đỡ lấy tôi dậy, bế vào lòng. Cái đau trong răng, trong họng tôi dịu hẳn. Tôi nép vào ngực bà thút thít : “Bà ơi ! Cháu đau cả hàm răng dưới, đau cổ họng lắm. Cháu thấy khó chịu, chẳng muốn ăn gì cả bà ạ !”. Bà khéo léo bảo tôi há miệng để bà xem răng, xem họng. Tuy không phải là bác sĩ nhưng bà đã có nhiều kinh nghiệm. Hồi nhỏ, bố tôi cũng hay đau răng, đau họng lắm. Chăm chú xem xét một lúc bà bảo : “Không sao. Quả thật cái răng, cái họng của cháu có hơi mất trật tự một chút. Sáng mai bà sẽ đưa cháu đến bệnh viện khám xem sao !”.
Cả đêm ấy, tôi đau, rên, mất ngủ. Bà nấu cháo gạo nếp sánh, thơm phưng phức, pha sữa dỗ tôi cố ăn cho chóng khoẻ. Chốc chốc, bà lại dấp khăn mặt ướt đắp lên cái trán dô, nóng hôi hổi của tôi cho hạ bớt nhiệt độ. Nhìn bà vất vả, tất bật, đi đi lại lại, miệng tôi đắng ngắt nhưng vẫn cố nuốt vài miếng cho bà vui lòng. Suốt đêm bà thức trắng để trông tôi.
Sáng hôm sau, bà đưa tôi lên viện. Ở phòng bệnh, tôi được biết mình bị hai bệnh tấn công một lúc : viêm chân răng hàm dưới và viêm a-mi-đan. Bác sĩ chỉ định nhổ răng và một tuần sau sẽ cắt a-mi-đan. Tôi sợ tái mặt. Bà thoáng đăm chiêu nhưng rồi lại tươi cười dỗ dành, an ủi : “Thôi vậy, bà cháu ta đành phải tạm trú trong viện này dăm bữa để giải quyết hai tên giặc hỗn láo dám làm phiền cháu gái bà.”
Hai lần nhổ răng và cắt a-mi-đan là hai lần khổ sở, vật vã nhất đối với tôi. Lúc nhổ răng và cắt a-mi-đan tôi chỉ thấy tê tê, sột sột vì được tiêm thuốc tê nhưng khi thuốc hết tác dụng thì tôi thấy đau ơi là đau, đau tái cả người. Mỗi lần mở mắt thức dậy, tôi đã thấy bà nằm bên, nắm tay tôi. Đêm đêm bà nằm sát vào tôi rồi ôm tôi vào lòng, ru tôi ngủ. Tôi vẫn rất đau và khó chịu nhung vì thương bà tôi cố chịu đau khi tiêm, cố uống thuốc, uống sữa, húp cháo cho bà yên tâm.
Đúng một tuần nằm viện, bà đón tôi trở về nhà. Đôi mắt bà hấp háy niềm vui, dịu dàng, chan chứa tình thương. Một tuần đi qua, tôi thấy chiếc áo bà mặc rộng ra, đôi tay gầy gầy, xương xương hơn, nếp nhăn cũng nhiều hơn, da bà nhăn nheo, xanh xao hơn. Bất giác tôi thấy sống mũi cay cay, mắt nhoè đi.
Cứ được ôm bà, gần gũi với bà như vậy thật hạnh phúc biết bao. Bóng hình bà biến thành rất nhiều con đom đóm chập chờn như những đốm lửa. Đèn trời không biết từ đâu xuấn hiện rất nhiều chiếu sáng khắp nơi. Bà ơi !… Bà đừng đi !…
Bỗng có ai đó lay tôi dậy rồi tiếng mẹ tôi gọi :
– Dậy đi con ! Gần sáng rồi, vào nhà ngủ kẻo lạnh, sương xuống nhiều quá ướt hết tóc con gái tôi rồi !
Tôi mở choàng mắt, bừng tỉnh. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ dài và đẹp quá ! Giấc mơ đã đưa tôi đến với bà, nói chuyện, tâm tình cùng bà. Bên cạnh nồi bánh chưng vẫn đang sôi sùng sục. Trong gió bấc đã thoảng thấy hơi thở của mùa xuân đang về. Bà ơi, cháu ước gì thời gian có thể quay trở lại để cháu được sống cùng bà, được đón Tết với bà. Bà hãy sống thật hạnh phúc ở thế giới huyền bí đó nhé ! Bà sẽ mãi ở trong tâm trí cháu. Bà ơi ! Tết đến rồi !
=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 đề 2 văn 9
Đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh
Bài làm
Các bạn cũng biết hồi đó vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh, nhân cơ hội đó Tôn Sĩ Nghị kéo hai mươi vạn quân Thanh đi thẳng vào Thăng Long xâm lược nước ta mà không tốn một mũi tên hạt đạn nào. Được tin đó Bắc Bình Vương- Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung vào ngày 25 tháng Chạp năm 1788. Ngay hôm đó nhà vua đã mở một đội quân ra Bắc và tôi có mặt trong đấy. Có thể nói rằng đó là một cuộc lùi binh thần tốc. Chúng tôi đi suốt ngày đêm không nghỉ bằng chân bộ. Thật là không gì bằng sức con người.
Đêm 29 Tết đánh đồn sông Gián Khẩu và đến nửa đêm 30 Tết kế hoạch đánh đồn Hà Hồi. Là đồn nhỏ vua Quang Trung cho chúng tôi dùng mưu kế và trận đánh diễn ra nhanh chóng quân Thanh phải đầu hàng. Quả thực vua Quang Trung đúng là một người tài giỏi.
Nhưng khi đánh đồn Ngọc Hồi thì quả là khó khăn bởi đây là đồn lớn ở địa thế bằng phẳng, bảo vệ kinh thành Thăng Long, xây dựng kiên cố, đội quân tinh nhuệ đó là điều bất lợi về phía chúng ta. Vì thế mà ta đã phải chuẩn bị ba tấm ghép thành một bức lấy rơm dấp nước phủ kín mười người khênh một bức, lung dắt dao ngắn dàn theo chữ “nhất” phía sau là đội quân binh tinh nhuệ chỉnh tề được vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy.
Trận đánh diễn ra mờ sáng mùng 5 Tết khi mà màn sương mù vẫn chưa tan, mưa phùn quân Tây Sơn lặng lẽ bao vây đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn mũi tên có lửa nhưng bị tấm ván cản lại làm vô hiệu hóa. Quân Thanh trong đồn dùng súng bắn ra nhưng không chúng một ai. Nhân lúc có gió Bắc hắn phun khói lửa, khói tỏa mù trời phòng làm quân ta hoảng sợ. Nhưng bỗng trời chuyển gió Nam thành ra quân Thanh tự hại mình. Thật là gậy ông đập lung ông. Trong thành quân địch rối loạn. Thừa thế quân ta xông thẳng vào trong thành văng ván xuống đất. Khi giao gươm của hai bên chạm vào nhau thì ai nấy đều cầm giao ngắn chém bừa. Đội quân phía sau thấy thế xông lên. Khung cảnh lúc thế trận đấu thật là hỗn loạn, tiếng gươm giáo, tiếng la hét gieo hò của nghĩa quân Tây Sơn họ tung hoành trên chiến trường dũng cảm. Vua Quang Trung uy nghi ngồi trên lung voi điều khiển ba quân tiến thẳng vào thành. Thật là một hình ảnh oai phong lẫm liệt.
Trong phút chốc quân ta đã chiếm đồn Ngọc Hồi. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Thân nằm đầy đồng, máu chảy thành suối quân địch còn lại bỏ chạy toán loạn. Trưa mùng 5 Tết vua Quang Trung cùng đội quân tiến thẳng vào Thăng Long với tiếng gieo hò của nhân dân, sắc đào của hoa xuân, tiếng pháo nổ của ngày tết. Tôi rất khâm phục khi vua Quang Trung là người trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược. Là một người chiến sĩ tôi cũng rất tự hào vì mình cũng góp một công sức để đem thắng lợi về cho dân tộc.
=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 đề 3 văn 9
Đề 4: Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó
Bài làm
=>Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 2 đề 4 văn 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận