Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 9: Viết bài văn kể lại một chuyến đi
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 9: Viết bài văn kể lại một chuyến đi. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI KIỂU VĂN BẢN
- Kể lại một chuyến đi theo ngôi thứ nhất.
- Nêu được các thông tin cơ bản về chuyến đi; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra chuyến đi.
- Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí.
- Kết hợp với yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
- Bố cục bài viết cần đảm bảo:
- Mở bài: giới thiệu chuyến đi đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.
- Thân bài: nêu những thông tin cơ bản về chuyến đi; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian của chuyến đi; kể lại các sự kiện theo trình tự thời gian; kết hợp với các yếu tố, miêu tả biểu cảm.
- Kết bài: Khẳng định giá trị của chuyến đi; nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà chuyến đi gợi ra cho bản thân.
II. PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO
- Đoạn mở bài, kết bài trong văn bản trên đã đáp ứng yêu cầu kiểu bài kể lại một chuyến đi:
- Mở bài: Giới thiệu chuyến đi đã để lại cho bản thân những suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.
- Kết bài: Khẳng định giá trị của chuyến đi nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà chuyến đi gợi ra cho bản thân.
- Sự việc chính: Địa điểm đến là khu Di tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu tại huyện Ba Tri, Bến Tre
- Các sự việc được kể, trình tự:
- Vị trí điểm du lịch
- Tìm hiểu tiểu sử cụ Đồ Chiểu
- Các mốc thời gian
- Các địa điểm đến trong chuyến du lịch theo thời gian đã sắp xếp.
- Trình tự kể về các sự việc theo trình tự thời gian. sự kiện gì diễn ra trước kể trước.
- Một số câu văn, từ ngữ trong văn bản cho thấy người viết đã kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm:
- Hôm ấy là ngày đẹp trời, tất cả chúng tôi háo hức dậy từ rất sớm.
- Giọng cô thật truyền cảm, vuwg trong trẻo vừa ấm áp, nhất là khi cô đọc thơ cụ.
- Việc kết hợp các yếu tố đó có tác dụng: Giúp người đọc dễ dàng hình dung ra đối tượng, thể hiện thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết.
- Theo người viết, ý nghĩa sâu sắc của chuyến đi là: thể hiện thái độ khâm phục với cụ Đồ Chiểu và cốt cách thanh cao đáng học tập của cụ.
- Ý nghĩa đó được thể hiện trong bài viết bằng cách tác giả đưa ra những câu văn khẳng định, dẫn chứng cụ thể.
- Việc sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại chuyến đi có tác dụng giúp cho bài viết chân thực, là cảm xúc thật của người viết khi trực tiếp chứng kiến, trải qua.
- Lưu ý gì khi viết bài văn kể lại một chuyến đi
- Nêu cụ thể địa điểm
- Miêu ta được quang cảnh
- Đối tượng mà bản thân được tìm hiểu khám phá
- Bản thân cảm nhận được điều gì sau chuyến đi.
III. VIẾT BÀI
1. Chuẩn bị trước khi viết
2. Tìm ý và lập dàn ý
- Mở bài:
- Giới thiệu về chuyến đi.
- Nêu ấn tượng ban đầu về chuyến đi.
- Thân bài:
- Nêu những thông tin cơ bản về chuyến đi.
- Thuật lại chuyến đi (thời gian, địa điểm, sự kiện, cảm xúc,...); kết hợp với miêu tả.
- Nêu ấn tượng đặc biệt của người viết khi tham gia chuyến đi.
- Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm hay suy nghĩ sâu sắc của bản thân qua chuyến đi.
- Nêu giá trị hay bài học từ chuyến đi.
3. Viết bài
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 8 CTST bài 9 Viết bài văn kể lại một chuyến đi, kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời bài 9: Viết bài văn kể lại một chuyến đi, Ôn tập văn 8 chân trời bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi
Bình luận