Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 7: Bồng chanh đỏ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 7: Bồng chanh đỏ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1) Tác giả

  • Nhà văn Đỗ Chu, tên thật là Chu Bá Bình sinh năm 1944 tại Bắc Giang.
  • Các tác phẩm của ông giàu chất thơ, tiêu biểu là: Hương cỏ mật (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990),…

2) Tác phẩm

Điểm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện: Nhân vật Hoài – một nhân vật trong truyện – kể lại câu chuyện của anh em mình. Ngôi kể thứ nhất này tạo nên cách nhìn chủ quan, nhiều cảm xúc, suy nghĩ và điểm nhìn trong sáng, chân thực của một chú bé nông thôn tinh nghịch nhưng nhân hậu, biết nhận lỗi và sửa sai.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Loài chim bồng chanh đỏ

Chim bồng chanh đỏ, ảnh Phùng Mỹ Trung

  • Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa.”
  • Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng.

2. Nhân vật Hoài

  • Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước
    • Ngày nào cũng ra ngắm nhìn và sau mê vẻ đẹp của Bồng chanh đỏ

=> Hoài có suy nghĩ bồng chanh đỏ là giống chim quý

  • Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm
    • Sẵn sàng xuống lội bùn, tâm trạng của anh hồi hộp lo lắng khi tham gia bắt chim
    • Thò tay vào tổ bắt chim
    • Vuốt ve chú chim khi bắt được nó.
    • Tức giận anh Hiền vì thả chim bồng chanh về lại tổ.

=> Lúc này Hoài có suy nghĩ đi bắt chim quý để sở hữu chúng.

  • Khi ra đắm nước một mình sau sự kiện anh Hiền thả chim bồng chanh về tổ cũ
    • Lén anh Hiền đi bắt chim bồng chanh một mình.
    • Hào hứng với kế hoạch riêng (đi bắt chim một mình khoe với lũ bạn)
    • Thương chim bồng chanh vì phải sơ tán khỏi tổ.

=> Suy nghĩ có thể quay trở lại bắt chim bồng chanh đỏ

=> Sự chuyển biến trong tình cảm và nhận thức của nhân vật Hoài:

  • Về mặt nhận thức: Chú bé Hoài đã chuyển biến từ mong muốn sở hữu giống chim quý hiếm đến việc tôn trọng cuộc sống tự do của vợ chồng bồng chanh đỏ.
  • Về mặt tình cảm: Chú bé Hoài chuyển từ tính yêu ích kỉ đối với chim bồng chanh sang tình cảm lo lắng, vị tha biết cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình bồng chanh đỏ.

3. Nhân vật anh Hiền

  • Anh Hiền rất yêu mến chim bồng chanh đỏ lúc đầu anh có ý định bằng mọi cách sở hữu được loài chim quý này.
  • Nhưng anh lại thả nó về tổ ý thức về việc tôn trọng quyền tự do của đôi chim bồng chanh trước chú bé Hoài. Anh chính là người phân tích cho Hoài hiểu tại sao không nên bắt chim về nhà nuôi.
  • Anh Hiền có hành động quyết liệt trong việc ngăn cản Hoài bắt chim bồng chanh lần thứ hai. Đó là hành động bảo vệ yêu thương và hiểu biết.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Tác phẩm kể về kỉ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền, hai anh em đều là những người rất  thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim. Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

2. Nghệ thuật

Sử dụng ngôn từ giản dị, thân thuộc.

3. Kết luận theo đặc trưng thể loại

  • Chủ đề của truyện bồng chanh đỏ là: tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do đối với loài vật.
  • Nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh và các nhân vật khác: chú bé Hoài trong mối quan hệ với không gian làng quê, với đầm sen thơ mộng, nơi sinh sống của giống chim quý, mối quan hệ giữa Hoài với anh trai (người truyền cho cậu bé tình yêu, niềm say mê các giống chim quý hiếm), với những người xung quanh (lũ bạn cũng say mê chim bồng chanh).
  • Chi tiết và mối quan hệ giữa các chi tiết: nhan đề bồng chanh đỏ và mối quan hệ giữa nhan đề này với một loạt các chi tiết như: phát hiện ra chim bồng chanh, đi tìm bắt chim, háo hức vì bắt được chim quý, thả chim về tổ cũ, lén bắt lại chim và thái độ, cách mong muốn điều tốt đẹp cho chim bồng chanh.
 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 8 CTST bài 7 Bồng chanh đỏ, kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời bài 7: Bồng chanh đỏ, Ôn tập văn 8 chân trời bài Bồng chanh đỏ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác