Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 5: Sống hay không sống - Đó là vấn đề

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 5: Sống hay không sống - Đó là vấn đề. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I.  TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ NỘI DUNG CHÍNH

- Tác giả: William Shakespeare chắc hẳn là cái tên không còn xa lạ với những ai yêu thích văn học nước ngoài, ông là một nhà văn nổi tiếng và là nhà viết kịch người Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của nước Anh, những tác phẩm của ông để lại mang tầm ảnh hưởng lớn, những suy nghĩ và tư tưởng lớn về đất nước, về con người, chủ yếu là thể loại kịch, chiếm số lượng lớn. 

+ Gồm khoảng 40 vở kịch lớn nhỏ với độ dài ngắn khác nhau, được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. 

+ Ông đã để lại một sự nghiệp văn học tương đối đồ sộ và hay với các tác phẩm về kịch, hài kịch, bi kịch, lịch sử khác nhau cho văn học thế giới đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn học của thế giới.

- Tác phẩm: 

+ Bi kịch Hamlet là vở kịch nổi tiếng được Shakespeare sáng tác vào những năm 1601, và đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề là một đoạn trích nổi tiếng lấy trong vở kịch đó.

+ Đoạn trích Sống hay không sống? - Đó là vấn đề thuộc Hồi thứ III trong vở kịch Hamlet.

+ Đoạn trích Sống hay không sống? - Đó là vấn đề thuộc Hồi thứ III trong vở kịch Hamlet.

II. XUNG ĐỘT KỊCH

• Xung đột kịch trong tác phẩm và trong VB

Xung đột kịch hiểu theo nghĩa là “sự va chạm, đấu tranh, loại trừ các thế lực đối lập" – trong VB cùng vẫn là xung dội cơ bản, xuyên suốt từ Hội I đến Hồi IV: xung đột giữa một bên là hoàng tử 1 làm hết . người đang giả diễn để âm thầm điều tra về cái chết bí ăn của vua cha, đòi lại sự công bằng cho ông cũng như sự công bằng trong xã hội với bên kia là vua Clô-đi-út - kẻ đang dùng quyền uy và mọi cách để dò xét, đối phó, trừ khử với 1 Ham-lét nhằm che giấu tội ác, bảo vệ ngai vàng, quyền uy do chiếm đoạt mà có của mình. Đây là xung đột giữa cái cao cả và cái thấp kém. Nhân vật Hăm-lét và hành động, lẽ sống cao quý của chúng là hiện thân cho cái cao cả; Clô-đi-át và cái triều dinh của ông ta là hiện thân cho cái thấp kém, cũng là cái thấp kém của xã hội Đan Mạch đương thời (xã hội Đan Mạch trong các nhìn của Hăm-lét: mục ruỗng kỉ cương, bang hoại nhân phẩm, ca Đan Mạch như một "nhà tù" "bát nháo “bẩn thỉu" "phải hàng vạn người mới nhật ra được một kẻ lương thiệnn", vua Clo di út và hữu biệt các nhân vật trong cái triều đình mà ông ta dựng lên chính là hiện thân cho thực trạng đen tối của xã hội ấy).

- "Trong VB trích (Canh I, Hỏi III), xung đột cơ bản biểu hiện quat – Xung đột giữa việc gia điện của Hăm-lét nhằm che giấu các ý đồ, toàn tỉnh thực sự của chàng với những hành động dẻo làm, dò xét, nghe lén.... của vua Clô-đi ít và bọn tay sai để ngăn chặn, thủ tiêu 1 làm lét.

- Xung đột trong nội tâm nhân vật làm lét (sống hay không sống – to be or not to be) việc giải quyết xung đột này là tìm được chỗ dựa tinh thần quan trọng cho nhân vật, trong hoàn cảnh Hăm-lét hoàn toàn đơn độc chống lại Clo di út và cả một triều đình và mặt trái của xã hội Đan Mạch.

• Tác dụng của việc thể hiện những giằng xé nội tâm của Hăm-lét

Những giằng xé nội tâm của Hăm-lét (liên quan đến việc lựa chọn giữa sống và chết, giữa những thái độ sống và nhân cách đối lập…), như đã nói, là xung đột trong nội làm Hăm-lét. Đó là một phần không thể thiếu của xung đột kịch trong tác phẩm (Hăm-lét) cũng như trong VB (Sống hay không sống – đó là vấn đề)

- Những giằng xé nội tâm ấy một mặt cho thấy Hăm-lét đang khủng hoảng về tinh thần hay đang băn khoăn, do dự; mặt khác, cùng cho thấy một nhân vật đang gắng gỏi vượt qua chính mình và rốt cuộc, Hăm lét đã không chấp nhận lối sống “cam chịu" “ốm yếu", "hèn mạt... trái lại đang hướng đến tinh thần can đảm “cảm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng để" biến những “dự kiến lớn lao, cao quý” thành “hành động”.

III. NGÔN NGỮ KỊCH

* Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong VB.

VB cho thấy sự kết hợp khéo léo giữa ngôn ngữ đối thoại với ngôn ngữ độc thoại của các nhân vật, đặc biệt là ngôn ngữ của hai nhân vật đối nghịch: Hăm-lét và Clô-đi-út.

- Đoạn độc thoại của Hăm lét như đã nói, thực chất là một màn độc thoại nội tâm sâu sắc, đậm chất triết học và tính trí tuệ. Tác giả đã làm cho tiếng nói trong tâm tư Hăm-lét vang lên để mở ra trước khán giả thế giới nội tâm sâu kín, phức tạp của chàng.

- Câu độc thoại ngắn của Clô-đi-út có tác dụng lật tẩy, chiếc “mặt nạ” được kéo xuống để phơi bày tội ác, tâm địa và cả nỗi hoang mang, sợ hãi của y.

- Cái hay của ngôn ngữ đối thoại trong VB trước hết là giúp thể hiện được một cách sinh động tính cách của từng nhân vật (Clô-đi- út nham hiểm; Pô-lô-ni-út xun xoe, vụ lợi; Rô-den-cran và Ghin-đơn-xtơn hèn hạ, cam tâm làm gián điệp cho nhà vua; Ô-phê-li-a trong trắng, ngây thơ nhưng ngờ nghệch, lệ thuộc, dễ bị lợi dụng....). Không những thế, các lời thoại thể hiện được tính hành động mạnh mẽ. Chẳng hạn, các lời thoại của Hãm lét nói với Ô-phê-li-a, mang tính nước đôi trong hành động: đó phải vừa là lời ngây dại của người điên (khiến những kẻ nghe lén tin là Hăm-lét bị điên), vừa phải là tiếng nói tỉnh táo, sắc bén của lương tri trong lúc “giả điển” để tấn công không khoan nhượng vào bộ mặt đạo đức giả của nhiều nhân vật trong triều đình của Clô-đi-út và trong xã hội đương thời. Vì thế, trong lời thoại của chàng, thỉnh thoảng có những câu rất tỉnh táo, giàu tính triết lí và giá trị phê phán.

Ví dụ: Vì nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể nào khép nhan sắc vào khuôn khổ nết na. Ngày xưa, đó là điều nghịch lí, nhưng ngày nay thì đã được chứng thực rồi.

IV. HÀNH ĐỘNG KỊCH

- Bảng PHỤ LỤC 23.

- Lí giải sự khác biệt giữa con người qua hành động bên trong và con người qua hành động bên ngoài của mỗi nhân vật: Sự khác biệt giữa con người qua “hành động bên trong” và con người qua hành động bên ngoài” của Clô-đi-út và Hăm-lét thực chất là sự khác biệt giữa động cơ, ý đồ và bản chất bên trong với những biểu hiện bề ngoài của nhân vật. Nó cho thấy: Trong cuộc chiến sinh tử, các nhân vật thuộc về hai phe đối lập đều phải dùng “mặt nạ” để che giấu động cơ, ý đồ cũng như con người thực của mình. Đó là lí do Clô-đi-út phải dùng đến mặt nạ một người chú, người cha, một ông vua tốt, còn Hăm-lét phải dùng đến mặt nạ một người điên.

- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả trong văn bản: về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả trong VB, để khắc hoạ tính cách của nhân vật kịch, tác giả đã là những kẻ, với âm mưu và tội lỗi của chúng đang gây nên bao sóng gió của biển khổ. Trong triều đình cũng như trong xã hội Đan Mạch thời ấy, tất cả những ai cúi đầu vâng lệnh hôn quân Clô-đi-út, cam chịu tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng để được yên thân, chấp nhận một cuộc sống mà như đã chết,... đều trái với lẽ sống, nhân cách lí tưởng nhân văn của Hăm-lét.

V. CHỦ ĐỀ, THÔNG ĐIỆP

-  Chủ đề: Niềm băn khoăn về vấn đề “sống hay là không sống” của Hăm-lét và việc giả điên của chàng. 

– Thông điệp: Mỗi người cần phải vượt lên trên thách thức của hoàn cảnh, chọn cho mình

một thái độ sống cao quý, một cách hiện hữu xứng đáng trong cuộc đời.

VI. KẾT LUẬN THEO THỂ LOẠI

- Yếu tố bi kịch: từ chính những mâu thuẫn trong suy nghĩ của nhân vật tạo nên bi kịch. Khổ vì trí tuệ, không phải Hamlet chỉ giả vờ điên. Tâm hồn Hamlet đã bị chấn động dữ dội. Cái vẻ ngoài điên dại của Hamlet rất hợp với nội tâm đang bị chấn động dữ dội của nhân vật. Trong bi kịch của Shakespeare có rất nhiều nhân vật điên. Lear điên. Macbet điên. Ophelia điên. Nhân loại phải trải qua những biến động dữ dội quá! Trước mắt những con người vừa thoát khỏi tình trạng tù túng, trì trệ của thời trung cổ là cả cái bể khôn cùng của những tội ác, lừa đảo, bội bạc. Trí tuệ của họ không chịu đựng nổi. Nhiều người hoá điên là vì thế.

- Nhân vật chính: Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận thấy, Hamlet là một tính cách đa diện, phức tạp. Lê Huy Bắc gọi là nhân vật có "tính lưỡng diện". W.Hazlitt lại gọi là "đa tính cách", không đơn giản, xuôi chiều". Và tính cách ấy nhất quán cả ở cách nghĩ suy, trăn trở và linh cảm bi kịch mang tính xung đột. Linh cảm của Hamlet không chỉ gợi lên những cảm nhận về cái chết, mà hết sức đặc biệt, chàng còn linh cảm được cả những mâu thuẫn, phức tạp xoay quanh nó với những đắn đo, băn khoăn tràn ngập.

- Hiệu ứng thanh lọc: Mang trong mình nhiều hoài bão, lí tưởng nhân văn của một thanh niên thời đại Phục hưng nhưng đứng trước thực tế vô cùng khủng khiếp, bẩn thỉu, nhơ nhớp, oái oăm, Hamlet hoàn toàn mất niềm tin, hi vọng mọi điều tốt đẹp của cõi sống. Có lẽ, vì thế, cảm giác về cái chết, cõi chết luôn trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong chàng. Tiến hành khảo sát so sánh kết hợp với việc tìm hiểu linh cảm của nhân vật bi kịch Hamlet, chúng tôi nhận thấy, Shakespeare trước sau vẫn nhất quán tạo nên một nét đẹp của người anh hùng có lý tưởng, có mục đích cao cả Hamlet, trước sau chàng vẫn nhất quán một kiểu ưa suy tư, luôn do dự băn khoăn và trước sau dự cảm chết chóc đều ảnh hưởng sâu sắc đến bi kịch của chàng. 

- Xung đột kịch: 

+ Xuất phát từ lời độc thoại, giữa hai thái độ mà Hăm-lét buộc phải lựa chọn.. Khi Hamlet nêu ra vấn đề: "Sống hay không sống ...", chàng không đưa ra một kết luận khẳng định bằng một phát ngôn mang tính chắc chắn như một số lần khác mà chàng dàn trải vấn đề ấy ra bằng sự đắn đo và nỗi băn khoăn lớn. Đó chính là xung đột ngay trong linh cảm của chàng Hăm-lét. 

+ Xung đột bao trùm toàn bộ, chi phối mọi hành động kịch và tư tưởng của tác phẩm là xung đột giữa hai quan niệm sống, hai lối sống đối lập nhau ở cuối thời Phục hưng. Được thể hiện qua cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người theo lí tưởng nhân văn chủ nghĩa với những thế lực phản nhân văn.

- Mâu thuẫn: xung đột căng thẳng chứa đựng những băn khoăn, đắn đo ở mức độ cao nhất, đầu tiên là những mâu thuẫn luôn tồn tại song song trước sự lựa chọn của Hăm-lét. Chàng cứ tự đưa ra một vấn đề sau đó lại tự phủ định vấn đề. Khẳng định rồi lại phủ định là biện pháp cơ bản để chàng suy ngẫm mọi lẽ. Mâu thuẫn thậm chí xuất hiện ngay trong linh cảm chết chóc của chàng.

=> Cách giải quyết xung đột: cái chết của Hăm-lét.

- Cốt truyện: tập trung cao độ.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 5: Sống hay không sống - Đó là vấn đề, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 5: Sống hay không sống - Đó là vấn đề, nội dung chính bài Sống hay không sống - Đó là vấn đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác