Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 4: Ôn tập

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 4: Ôn tập. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN ĐỌC

Tham khảo bảng trang 339 – 402.

II. VĂN BẢN THÔNG TIN

- Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu,...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,..).

- Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: 

• Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục; chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình; bản đồ.

• Dữ liệu trong văn bản thông tin là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.

• Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin thường được trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề/ đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.

• Thông tin cơ bản của văn bản là thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải qua văn bản. Thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết.

- Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu: 

• Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản thông tin thường được trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng, chẳng hạn như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề – cách giải quyết.

* Bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ

- Cần lựa chọn hình ảnh thích hợp với đối tượng đang bàn luận.

- Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng phải củng cố thêm cho ý kiến, lập luận của người viết. 

- Hình ảnh về đối tượng nên là ảnh thật, sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu cần sắc nét, rõ ràng… 

III. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN HOẶC XÃ HỘI.

Gợi ý:

- Khi dùng một phương pháp nào cần lưu ý và cần cân nhắc kỹ lưỡng dùng phương pháp đó để làm gì? Có cần thiết hay không? Tùy vào mục đích của đề tài mà lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Cần lưu ý đến vấn đề mẫu khảo sát, làm sao cho đảm bảo tính đại diện cho vấn đề cần nghiên cứu. Đối với mẫu khảo sát bằng bảng hỏi nên tiến hành chọn mẫu một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, chọn mẫu đủ lớn để khái quát những đặc điểm chung của vấn đề mình nghiên cứu, có tính khái quát và độ tin cậy cao.

- Xác định rằng tất cả những gì thông tin mình đưa ra là thông tin khoa học. Lưu ý cần lập luận một cách chặt chẽ, logic thể hiện tính khoa học.

- Mục đích cuối cùng của việc thực hiện một đề tài là đề tài đó phải giải quyết cho được những vấn đề còn tồn tại mà mục tiêu đã nêu lên.

* Kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu

Gợi ý:

- Chuẩn bị bài trình bày đầy đủ, ngắn gọn, đi vào trọng tâm vấn đề cần nghiên cứu.

- Sử dụng sự hỗ trợ của công cụ powerpoint.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 4: Ôn tập, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 4: Ôn tập, nội dung chính bài Ôn tập

Bình luận

Giải bài tập những môn khác