Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 2: Ôn tập

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 2: Ôn tập. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VĂN BẢN ĐỌC

Tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích của người viết trong các văn bản nghị luận đã học

Gợi ý: 

- Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới:

Luận đề : Quyền được giáo dục, hòa bình và bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là người phụ nữ, trẻ em và những những người yếu thế khác trong xã hội.

+Luận điểm 1: tuyên bố ý nghĩa của ngày Ma-la-la và mục đích của bài diễn văn.

+Luận điểm 2: khảng định vai trò của giáo dục và nêu lên thực trạng đàn áp giáo dục của những kẻ cực đoan.

+ Luận điểm 3: vai trò của hòa bình trong việc phát triển giáo dục.

+ Luận điểm 4: lời kêu gọi thay đổi để đảm bảo quyền giáo dục, hòa bình, bình đẳng.

=> 2 văn bản còn lại triển khai tương tự và lập bảng.

II. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

1. Điều làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục cho nhan đề của văn bản nghị luận

+ Phải nêu được trọng tâm của văn bản, thể hiện được thái độ, mục đích của tác giả muốn thể hiện.

+ Khơi gợi sự tò mò cho người đọc.

2. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự

Tác phẩm nghị luận cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự nhằm làm cho bài nghị luận thêm sinh động. Tuy nhiên, các yếu tố này không được lân át phương thức nghị luận vì đây là phương thức chủ yếu của kiểu bài nghị luận. Bởi vì trong văn nghị luận : yếu tố nghị luận là yếu tổ chủ đạo, làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần nói đến. Còn các yếu tố trên chỉ đó vai trò bổ trợ, có thể giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề nghị luận ( thuyết minh), nêu sự việc dẫn chứng cho vấn đề ( tự sự)…

3. Ghi lại mở bài, kết bài ấn tượng

Gợi ý:

- HS ghi lại những cách mở bài và kết bài ấn tượng mà bản thân đã thực hiện, đây là cơ sở giúp người viết thu nhận một số mô hình mở bài, kết bài hay: từ đó, chủ động hơn trong việc viết.

III. TRÌNH BÀY Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Cách phản hồi hiệu quả các ý kiến trái chiều của người nghe

- Để phản hồi hiệu quả các ý kiến trái chiều, cần lắng nghe và ghi lại chính xác các ý kiến của người nghe, xác nhận lại ý kiến của người nghe trước khi trao đổi, sử dụng lí lẽ, luận điểm, bằng chứng hợp lí để trả lời/bảo vệ ý kiến trước sự phản bác, thái độ cầu thị, lịch sự, tôn trọng người nghe…

IV. CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

- Niềm (danh từ): từ dùng để chỉ từng tâm trạng, trạng thái tình cảm cụ thể (thường vào loại hợp ý muốn) mà con người trải qua.

- Các từ kết hợp có chứa từ niềm: niềm hạnh phúc, niềm kiêu hãnh, niềm tự hào, niềm vui,…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Ôn tập, kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 2: Ôn tập, nội dung chính bài Ôn tập

Bình luận

Giải bài tập những môn khác