Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 chân trời bài 2: Hình tượng con người chinh phục thế giới trong " Ông già và biển cả"

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 2: Hình tượng con người chinh phục thế giới trong " Ông già và biển cả". Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. NHẮC LẠI KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN.

- Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa  cho lập luận.

- Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

- Cách biểu đạt: tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc.

- Yếu tố thuyết minh: cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa… của đối tượng cần bàn luận.

- Yếu tố miêu tả: thể hiện các đặc điểm, tính chất nổi bật của con người, đồ vật, cảnh sinh hoạt…

- Yếu tố tự sự: thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. 

=> Mục đích chung: thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết. 

II. TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI CHINH PHỤC THẾ GIỚI TRONG “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ

1. Luận đề và các luận điểm của văn bản

- Luận đề: Hình tượng ông lão đánh cá trong tác phẩm tượng trưng cho người chinh phục thiên nhiên, suy rộng ra, đó là biểu tượng của con người chinh phục thế giới.

- Luận điểm 1: Cuộc chiến của ông lão với con cá khổng lồ là cuộc chiến gay go và ngoan cường, khảng định sức mạnh cả tinh thần và thể chất của con người.

- Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc ông lão chiến thắng con cá kiếm.

2. Nội dung chính

- Bàn luận về hình tượng ông lão đánh cá với những vẻ đẹp về tâm hồn là sự kiên cường, dũng cảm và sức mạnh về thể chất với sức chịu đựng ấn tượng. Qua cuộc chiến của ông lão với con cá kiếm, văn bản ca ngợi sức mạnh của con người trong việc chế ngự và làm chủ thiên nhiên.

III. XÁC ĐỊNH LUẬN ĐIỂM, LÍ LẼ, DẪN CHỨNG

1. Phụ lục 10

Hình tượng ông lão đánh cá trong tác phẩm tượng trưng cho người chinh phục thiên nhiên (…Lí lẽ…). Để chiến thắng được sức mạnh khổng lồ của thiên nhiên, ông lão phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm của một ngư dân sống cả đòi trên biển (…Lí lẽ…). Cuộc chiến của ông lão với con cá khổng lồ là cuộc chiến gay go và ngoan cường, khảng định sức mạnh cả tinh thần và thể chất của con người (…Lí lẽ…).

… Nhưng ông lão vẫn kiên cường không bỏ cuộc (…Lí lẽ…). Bởi lẽ, cuộc đấu với con cá được ông lão coi là một cuộc đấu thực sự không chỉ vì mưu sinh mà còn vì danh dự của một con người sinh sống lâu trên mặt biển (…Lí lẽ…). Ông lão luôn tự động viên mình: “mày khoẻ, mày luôn khoẻ”; “đầu ơi, hãy tỉnh táo, mình sẽ cố thêm lần nữa”; “hãy đứng vững, đôi chân kia”; “tỉnh táo vì tao, đầu à, bọn mày chưa bao giờ bại trận”;... (…Dẫn chứng…).

=> Luận điểm: Cuộc chiến của ông lão với con cá khổng lồ là cuộc chiến gay go và ngoan cường, khảng định sức mạnh cả tinh thần và thể chất của con người.

=> Nhận xét về cách lập luận: chặt chẽ, đưa ra nhiều lí lẽ và dẫn chứng phù hợp.

2. Phụ lục 11

Ông lão đã chiến thắng: bắt được con cá kiếm khổng lồ (…Dẫn chứng…). Đối với ngư dân, bắt được cá, mà cá càng to thì niềm vinh dự, lòng kiêu hãnh càng lớn (…Lí lẽ …). Con cá là vận may của ông lão sau hơn tám mươi ngày ròng rã lênh đênh trên biển (…Lí lẽ…). Bên cạnh việc đánh bắt cá như một phương tiện mưu sinh, bắt được nhiều cá và cá lớn là minh chứng cho những kinh nghiệm nghề nghiệp, vận may trên biển, là thành quả của ý chí và lòng quả cảm của con người (…Lí lẽ…). Đó là sự chiến thắng thật vinh quang của con người lao động đầy lòng mưu trí và dũng cảm (…Lí lẽ…).

=> Luận điểm: Ý nghĩa của việc ông lão chiến thắng con cá kiếm.

=> Nhận xét cách lập luận: ý nghĩa chiến thắng con cá kiếm của ông lão được chứng minh bằng hệ thống lí lẽ phong phú, phù hợp, chứng tỏ năng lực phân tích của người viết. 

IV. YẾU TỐ THUYẾT MINH, TỰ SỰ TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Phụ lục 12

- Yếu tố thuyết minh: “Ơ-ni-xơ-tơ Hê-minh-uây (Emest Hemingway) là nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Mỹ, được Giải thưởng Nô-ben’ năm 1954. Tác phẩm Ông già và biển cả (1952) kể về cuộc hành trình săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ của một ông già trên biển cả, nhưng cuối cùng, con cá khổng lồ ấy lại bị đàn cá mập tấn công, rỉa thịt đến mức chỉ còn bộ xương”. 

=> Suy luận: việc nêu tên thông tin về tác giả và nội dung tác phẩm Ông già và biển cả đã cung cấp thêm thông tin về đối tượng cần bạn luận cho độc giả. 

- Yếu tố tự sự: 

+ Ngày thứ ba, con cá bắt đầu mệt mỏi và dần khuất phục ông lão. Ông lão đã quá già, lại cộng thêm quá mệt mỏi vì suốt hai ngày đêm bị con cá kéo chạy dọc ngang trên biển, chỉ ăn một chút cá sống, uống nước cầm hơi, ông gần như kiệt sức…

+ Ông lão luôn tự động viên mình: “mày khoẻ, mày luôn khoẻ”; “đầu ơi, hãy tỉnh táo, mình sẽ cố thêm lần nữa”; “hãy đứng vững, đôi chân kia”; “tỉnh táo vì tao, đầu à, bọn mày chưa bao giờ bại trận”;... 

=> Suy luận: yếu tố tự sự trong văn bản chủ yếu là những diễn biến trong câu chuyện Ông già và biển cả, thuật lại những sự việc có liên quan đến luận điểm, có vai trò là dẫn chứng trong văn bản, củng cố cho lí lẽ thêm vững chắc.

- Yếu tố miêu tả:

+ Đó là sự chiến thắng thật vinh quang của con người lao động đầy lòng mưu trí và dũng cảm.

+Ông già Xan-ti-a-gô (Santiago) là biểu tượng hùng vĩ của con người chinh phục biển cả, một mình đơn độc bắt cá và chống trả lũ cá mập khát máu.

+ Đó vẫn là con người bình thường, yếu đuối, đơn độc, rất đỗi con người…

=> Suy luận: yếu tố miêu tả đã thể hiện những đặc điểm nổi bật về trận chiến giữa ông già và con cá kiếm, làm cho sự vật, sự việc hiện lên chân thực và giúp luận điểm sáng rõ hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Hình tượng con người chinh phục thế giới trong " Ông già và biển cả", kiến thức trọng tâm văn 11 chân trời bài 2: Hình tượng con người chinh phục thế giới trong " Ông già và biển cả", nội dung chính bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong " Ông già và biển cả"

Bình luận

Giải bài tập những môn khác