Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 15
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 15. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. LÝ THUYẾT
Lỗi trật tự từ trong câu là một lỗi phổ biến thường gặp trong đời sống. Việc sắp xếp sai thứ tự từ trong câu sẽ dẫn đến việc hiểu sai ý nghĩa câu.
II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK
1. Bài tập 1
Câu | Lỗi về trật tự từ | Cách sửa |
a. Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á ( AFF Cup) chỉ có duy nhất ở Việt Nam trên kênh VTC
| Cụm từ “ở Việt Nam” bị hiểu nhầm là phần bổ sung ý nghĩa cho “chỉ có”. | Ở Việt Nam, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á ( AFF Cup) chỉ có trên kênh VTC. |
b. Tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm tài sản ở trụ sở công an
| Cụm từ “ở trụ sở công an”có thể bị hiểu nhầm là thành phần bổ sung ý nghĩa cho “thực hiện nhiều vụ trộm” | Ở trụ sở công an, tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm |
c.Họ úp cái nó lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều | Sắp xếp các hành động không theo một trật tự hợp lý khiến câu sai logic | Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều |
d. Anh ấy đóng cửa lại, từ tốn nói lời chào tôi rồi đi vào nhà
| Sắp xếp các hành động không theo một trật tự hợp lí khiến cho câu sai logic | Anh ấy từ tốn nói lời chào tôi, đóng cửa lại rồi đi vào nhà |
đ. Đây là bộ phim về ngày tận thế nổi tiếng của Mỹ | Các từ “nổi tiếng” , “của Mỹ” bị hiểu nhầm là phần bổ sung ý nghĩa cho “ngày tận thế” | Đây là bộ phim nổi tiếng của Mỹ về ngày tận thế. |
e. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp kiên cường, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt | “Kiên cường” có thể bị hiểu nhầm là bổ sung ý nghĩa cho “thực dân Pháp” | Trong cuộc đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt. |
2. Bài tập 2
+ Cặp câu a1 và a2: Trong câu a2 việc sắp xếp trật tự các hành động không hợp lí không thể xếp “cúi mình nhìn ra phía ao” trước “lẳng lặng ngồi dậy” khiến câu sai logic. Do đó sự thay đổi trật tự như câu a2 là không chấp nhận được.
+ Cặp câu b1 và b2: Trong câu b2 việc sắp xếp các hành động không theo một trật tự hợp lí khiến câu sai logic. Do vậy việc thay đổi trật tự như ở câu b2 là không thể chấp nhận được.
+ Cặp câu c1 và c2: “Xinh xắn” trong câu c1 được Thạch Lam dùng để bổ sung ý nghĩa cho “hai bàn chân” tuy nhiên trong câu c2 từ ngữ này lại được sắp xếp theo cách bổ sung ý nghĩa cho Nga. Câu c1 trong Dưới bóng hoàng lan vốn được Thạch Lam dùng để miêu tả những cảm nhận của Thanh khi đi dạo trong vườn nhà, đặc biệt gợi nhớ những kí ức đẹp đẽ của Thanh Và Nga. Do đó cách sắp xếp trật tự này trong câu c1 mới là phù hợp với nội dung miêu tả. Còn cách sắp xếp trật tự từ như câu c2 lại khiến nội dung miêu tả cảm nhận của nhân vật Thanh mất đi vẻ kín đáo ý nhị ban đầu. Vì thế cách thay đổi trật tự này là không thể chấp nhận được.
3. Bài tập 3
Câu văn có thể chia thành 3 vế được ngăn cách với nhau bằng dấu chấm phẩu, sắp xếp các hành động của nhân vật Thanh theo một trình tự hợp lí. Vì thế chúng ta không thể thay đổi trật tự giữa các vế trong câu.
4. Bài tập 4
- Điệp từ “dốc” được đặt ở đầu 2 vế gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau
- Từ ngữ giàu chất tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, đã diễn tả đắc địa sự hiểm trở và độ cao ngất trời của núi rừng Tây Bắc.
- Từ láy thăm thẳm vốn được dùng chỉ độ sâu hay xa đến mức hút tầm mắt nhìn không thấy đâu là cùng, là tận. Từ thăm thẳm khi kết hợp với từ dốc gợi cảm giác dốc lên hoặc xuống sâu hun hút không thể nhìn thấy đỉnh hay đáy địa hình dốc dựng đứng
5. Bài tập 5
a. Những từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ như: oai hùm, biên giới, biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành… hiệu quả của việc sử dụng từ Hán Việt trong đoạn thơ:
- Đoạn thơ tuy có đề cập đến sự hi sinh mất mát của những người lính Tây Tiến nhưng việc sử dụng những từ Hán Việt trong đoạn thơ với sắc thái trang trọng thiêng liêng đã làm giảm đi phần nào ấn tượng hãi hùng về cái chết, đồng thời thể hiện thái độ thành kính trân trọng với những người đã khuất
- Ngoài ra, chính sắc thái cổ kính của những từ Hán Việt khiến cho hình ảnh những nấm mồ nằm lại nơi rừng sâu lạnh lẽo hoang vắng mang không khí tôn nghiêm vĩnh hằng.
b. Cụm từ “về đất” ý muốn nói đến sự hi sinh, trở về đất mẹ của những người lính Tây Tiến. CHúng ta có thể xác định ý nghĩa của cụm từ dựa vào ngữ cảnh những từ ngữ xuất hiện trước và sau cụm từ nhu “mồ viễn xứ, “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, “áo bào thay chiếu”, “gầm lên khúc độc hành”… Tác giả đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh trong trường hợp này. Hiệu quả của nó là:
+ Thứ nhất giảm đi nỗi đau đớn, xót xa khi nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến.
+ Vĩnh viễn hóa sự hi sinh cao đẹp của những người lính Tây Tiến vì với họ chết không phải là hết mà là sự trở về với đất mẹ thân yêu, thầm lặng thanh thản như 1 chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận