Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 3: Nắng đã hanh rồi

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 3: Nắng đã hanh rồi. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh khác của ông: Ngọc Vũ, Phương Viết.

- Ông là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học.

- Quê quán: Nam Định

- Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học.

- Tác phẩm chính: Hoa trong cây (1977), Vầng trăng trong xe bò (1988), Vết thời gian (1996)…

2. Tác phẩm

- Bài thơ được in trong tập Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr33.

- Thể thơ: 7 chữ

- Bố cục:

+ Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân.

+ Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh. 

+ Khổ 3: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi.

+ Khổ 4: Những hy vọng tương lai của nhân vật trữ tình.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Thiên nhiên trong bài thơ

- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông.

 - Dấu hiệu:

+ Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”.

+ Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông.

+ Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông.

2. Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ

- Nhân vật trữ tình: Bài thơ như lời bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân vật ''em'' thông qua miêu tả, cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu từ như một lời mời gọi, mời ''em'' đến với không gian, thiên nhiên ngày nắng.

=> Điều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình nên độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc.

- Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, đất nước.

- Cảm hứng chủ đạo: thiên nhiên ngày nắng hanh và nỗi nhớ trong tình yêu

- Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ:

+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu báo hiệu mùa đông, tiết trời hanh khô, se lạnh.

+ “Em ở nhà xa, em có hay; em có hình dung, em có nghe”: những câu hỏi tu từ không có lời đáp thể hiện nỗi nhớ của người ở lại với người em ở xa.

- Gieo vần: Tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ.

+ Khổ 1, vần được gieo là vần ''ay'': bay, gày, hay.

+ Khổ 2, vần được gieo ở đây là vần ''anh'': tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân nhà, trên những mái tranh và khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi.

2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả tài tình.

- Thể thơ bảy chữ, gieo vần cuối câu.

- Giọng thơ lúc tươi vui, lúc thủ thỉ tâm tình, réo rắt đi vào lòng người.

- Ngôn từ thuần Việt, giàu cảm xúc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 3: Nắng đã hanh rồi, kiến thức trọng tâm ngữ văn chân trời bài 3: Nắng đã hanh rồi, nội dung chính bài Nắng đã hanh rồi

Bình luận

Giải bài tập những môn khác