Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 1: Ôn tập trang 34

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 1: Ôn tập trang 34. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. BÀI 1

Bảng so sánh và nhận xét các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ Trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật 

Văn bản

Các đặc điểm chính

Nhận xét chung về đặc điểm thể loại thần thoại

Thần Trụ Trời

- Không gian, thời gian

- Nhân vật

- Cốt truyện

- Nội dung bao quát

- Không gian, thời gian: Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể. Thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.

- Nhân vật: Là các vị thần nên có hình dáng khổng lồ, sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới. Nhân vật có tính cách đơn giản, một chiều.

- Cốt truyện: Đơn giản, ngắn gọn, gồm những tình tiết xoay quanh việc các vị thần tạo lập thế giới, sáng tạo văn hóa.

- Nội dung bao quát: Kể về quá trình tạo lập thế giới hay nguồn gốc loài người và muôn loài.

Prô-mê-tê và loài người

- Không gian, thời gian

- Nhân vật

- Cốt truyện

- Nội dung bao quát

Cuộc tu bổ lại các giống vật

- Không gian, thời gian

- Nhân vật

- Cốt truyện

- Nội dung bao quát

II. BÀI 2

So sánh đặc điểm của thần thoại và truyện cổ tích:

* Đặc điểm của thần thoại:

- Không gian: không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể.

- Thời gian: thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.

- Nhân vật: thường là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.

- Cốt truyện: thường là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên.

* Đặc điểm của truyện cổ tích:

- Không gian: bao gồm không gian hiện thực (làng quê, gia đình, cung đình, núi rừng, biển đảo,...) và không gian huyền ảo (cõi tiên, cõi trời, thủy phủ, âm phủ,...).

- Thời gian: phiếm định (ngày xửa, ngày xưa).

- Nhân vật: kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,...

- Cốt truyện: thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở bằng đầu bằng Ngày xửa ngày xưa và kết thúc có hậu. 

III. BÀI 3

- Thần Trụ Trời:

+ Tóm tắt:

Thần ở trong đám hỗn độn, mờ mịt, và bỗng có một lúc thần đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời, đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

Từ đó, trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp. Khi trời đã cao và đã khô, thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo; đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dải đồi cao. Vì thế cho nên mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

+ Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện: Vị thần mang tính khai thiên, lập địa, mang vóc dáng của thần.

- Prô-mê-tê và loài người:

+ Tóm tắt: Mặt đất còn vắng vẻ, buồn -> hai thần xin tạo ra thêm các giống loài -> Ê-pi-mê-tê tranh việc làm trước -> mọi giống loài được tạo ra hoàn hảo nhưng do tính đãng trí của Ê-pi-mi-tê mà loài người chưa có vũ khí gì để tự vệ -> Prô-mê-tê tái tạo cho con người đứng thẳng, có hình dáng thanh tao. Thần còn lấy lửa ban cho loài người.

+ Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện: Vị thần sáng tạo ra muôn loài, trong đó có loài người. Thần hiện lên với các đặc điểm của con người.

- Cuộc tu bổ lại các giống vật:

+ Tóm tắt: Ngọc Hoàng nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu nên một số động vật có cấu tạo chưa đầy đủ -> Ngọc Hoàng sai 3 thiên thần xuống núi tu bổ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa được đầy đủ -> Các con vật đều tìm đến các thiên thần-> Khi tất cả các con vật đã ra về thì vịt và chó mới cùng đến xin 1 cẳng chân -> Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau cũng đến xin chân.

+ Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện: Truyện không chỉ có nhân vật là thần mà còn có các nhân vật là loài vật. Thần đóng vai trò sáng tạo và tu bổ cho loài vật.

IV. BÀI 4

Đặc điểm của kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:

Đặc điểm của kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:

V. BÀI 5

* Khi giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể cần lưu ý bài nói cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

- Phần mở đầu: Cần giới thiệu tên truyện kể và tên tác giả; trình bày những nhận xét, đánh giá khái quát về nội dung, nghệ thuật của truyện kể.

- Nội dung của bài nói cần trình bày ngắn gọn, rõ ràng ý kiến đánh giá về nội dung và nghệ thuật của truyện kể (có trích dẫn dẫn chứng từ VB để làm rõ cho ý kiến).

- Phần kết thúc: Cần tóm tắt ngắn gọn nội dung đã trình bày.

* Khi trình bày bài nói, cần chú ý:

- Trước khi nói, cần chào người nghe và giới thiệu tên mình.

- Trong khi nói, cần sử dụng cử chỉ, ánh mắt, ngữ điệu phù hợp với nội dung và tương tác với người nghe. Có thể kết hợp phương tiện trực quan để làm rõ nội dung trình bày.

- Sau khi nói, cần chào và cảm ơn người nghe.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 1: Ôn tập trang 34, kiến thức trọng tâm ngữ văn chân trời bài 1: Ôn tập trang 34, nội dung chính bài Ôn tập trang 34

Bình luận

Giải bài tập những môn khác