Tóm tắt kiến thức Lịch sử 8 kết nối bài 3: Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 8 kết nối tri thức bài 3: Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
(NỬA SAU THẾ KỈ XVIII – GIỮA THẾ KỈ XIX
1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ANH
- Hoàn cảnh diễn ra cách mạng công nghiệp: giữa thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh: vốn (tư bản), nhân công, sự phát triển kĩ thuật.
- Lĩnh vực diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp:
- Diễn ra đầu tiên trong ngành dệt.
- Lan ra các ngành khác như giao thông vận tải, luyện kim,...
- Những thành tựu tiêu biểu:
- Máy kéo sợi Gien-ni (1764). + Máy kéo sợi chạy bằng sức nước của R. Ác-rai (1769).
- Máy hơi nước của Giêm Oát (1784).
- Máy dệt của E. Các-rai (1785)
- ….
- Kết quả:
- Biến Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới lúc bấy giờ.
- Là “công xưởng của thế giới”.
2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LAN RA CÁC NƯỚC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
- Ở Pháp:
- Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830 trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, lan sang công nghiệp nặng vào những năm 1850 - 1870.
- Kinh tế nhanh chóng phát triển, đứng thứ hai thế giới (sau Anh).
- Ở Đức:
- Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XIX, công nghiệp luyện kim, hoá chất đóng vai trò chủ đạo.
- Giữa thế kỉ XIX, kinh tế Đức phát triển với tốc độ rất cao.
- Năm 1871, Đức đã trở thành một nước công nghiệp.
- Ở Mỹ:
- Quá trình công nghiệp hoá diễn ra sớm, bắt đầu từ công nghiệp nhẹ.
- Công nghiệp đường sắt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu.... rất phát triển.
- Giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ đã đứng hàng thứ tư trên thế giới về giá trị sản xuất công nghiệp (sau Anh, Pháp, Đức).
3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
a, Tác động tích cực:
- Đối với sản xuất:
- Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất.
- Nâng cao năng suất lao động.
- Thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển.
- Tạo ra nguồn của cải đổi dào cho xã hội.
- Bộ mặt của các nước tư bản thay đổi với nhiều khu công nghiệp lớn.
- Chuyển xã hội loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
- Đối với xã hội: Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và vô sản.
b, Tác động tiêu cực:
- Ô nhiễm môi trường.
- Sự bóc lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em.
- Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận