Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 chân trời bài 7: Văn hóa Trung Quốc
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 chân trời bài 7 Văn hóa Trung Quốc. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
BÀI 7: VĂN HÓA TRUNG QUỐC
1. TÌM HIỂU VỀ NHO GIÁO, PHẬT GIÁO, ĐẠO GIÁO
- Nho giáo:
+ Là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc.
+ Thời Tùy, Đường, các nho sĩ trở thành trụ cột của nền hành chính.
+ Thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc.
- Phật giáo, Đạo giáo:
+ Đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Trung Quốc.
+ Dưới thời Đường, Phật giáo thịnh hành và được đông đảo các tầng lớp xã hội tôn sùng.
2. TÌM HIỂU VỀ VĂN HỌC, SỬ HỌC
- Về văn học:
+ Thời Đường:
Thơ ca phát triển đến đỉnh cao.
Các nhà thơ tiêu biểu như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
+ Thời Minh, Thanh: tiểu thuyết chương hồi phát triển với nhiều kiệt tác: Tam Quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thi Nại Am), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần),….
- Về sử học:
+ Có truyền thống biên soạn lịch sử, được thực hiện bởi nhà nước và tư nhân.
+ Thời Đường: cơ quan chép sử nhà nước được thành lập (Sử quán).
+ Một số công trình lớn: Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh thực lục,…
3. TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT
- Kiến trúc:
+ Chú trọng chiều rộng hơn là chiều cao và rất đa dạng về loại hình.
+ Nhiều kiến trúc rất hoành tráng như Tử Cấm Thành được coi là quần thể kiến trúc cung điện lớn nhất và đẹp nhất Trung Quốc; Thập Tam lăng là quần thể lăng tẩm lớn nhất Trung Quốc; Vạn Lý Trường Thành - bức thành dài nhất thế giới; chùa Thiên Ninh - chùa có ngôi tháp cổ xây bằng gạch cao nhất thế giới.
- Hội hoạ:
+ Phong phú về chất liệu: bích hoạ (vẽ trên tường).
+ Bạch hoạ (vẽ trên lụa); bản hoạ (vẽ trên giấy),... trong đó nổi tiếng nhất là tranh vẽ bằng mực tàu.
- Điêu khắc: phong phú về đề tài và chất liệu (thạch điêu, mộc điêu) tiêu biểu là tượng Phật trên núi Lạc Sơn,...
Nghệ thuật Trung Quốc phát triển đa dạng, đạt tới trình độ cao ở nhiều lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, thư pháp, chế tác đồ thủ công.
4. TÌM HIỂU VỀ KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT
- Tơ tằm, làm giấy, làm đồ gốm: tiếp tục được duy trì, có bước phát triển mới.
- Đồ sứ, chế tạo thuốc súng, khai thác hầm mỏ: có nhiều tiến bộ.
- La bàn đi biển và bánh lái tàu thuyền: có nhiều cải tiến mới.
- Kĩ thuật in khắc gỗ sang in bằng chữ rời: giúp gia tăng số lượng sách và hoạt động truyền bá tri thức.
- Thuốc súng: được sử dụng làm vũ khí.
- Những thành tựu văn hoá từ các phát minh khoa học và kĩ thuật mà người Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hoá từ các thế kỉ trước. Đồng thời nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới.
Bình luận