Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 chân trời bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 chân trời bài 4 Phong trào cải cách tôn giáo. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 4: PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
1. TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
Nguyên nhân bùng nổ Phong trào Cải cách tôn giáo:
- Giai cấp tư sản phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh Thánh của Thiên chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống.
- Cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa, khoa học.
- Giáo hội Thiên Chúa giáo cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.
=> GCTS đòi thay đổi và cải cách tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên chúa giáo.
2. TÌM HIỂU VỀ NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CẢI CÁCH TÔN GIÁO
- Nội dung chính của cải cách tôn giáo:
+ Mác-tin Lu-thơ:
Phê phán chính sách áp bức, bóc lột người dân Đức của Toà thánh Rô-ma.
Đề xướng cải cách tôn giáo, chôang lại cách Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh Thánh.
Cho rằng con người được Chúa cứu vớt là do lòng chân thành của đức tin.
+ Giăng Can-vanh :
Lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng.
Trong thời gian ở Giơ-ne-vơ, Giăng Can-vanh đã thực hiện hơn 2 000 lần thuyết giảng.
- Trên cơ sở tư tương của Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh, đạo Tìn Lành ra đời.
+ Các nhà cải cách tôn giáo dùng biện pháp ôn hoà đề tiến hành cài cách, bãi bỏ các lễ nghĩ phiền toái.
+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và tấn công vào trật tự phong kiến.
+ Góp phần quan trọng vào việc giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.
- Tác động của các cuộc cải cách tôn giáo:
+ Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo cũ) và Tân giáo (tôn giáo cải cách).
+ Cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc chiến tranh nông dân Đức). Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống chế độ phong kiến.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận