Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 chân trời bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 chân trời bài 10 Khái quát lịch sử Đông Nam Á. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 10: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á
1. TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
- Những vương quốc mới nào đã được hình thành ở Đông Nam Á tử nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI :
+ Tại vùng Đông Nam Á lục địa:
Trên vùng châu thổ sông Hồng (thế kỉ X): Nhà nước độc lập của người Việt được xác lập.
Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi (lãnh thổ Mi-an-ma ngày nay): vương quốc Pa-gan được thành lập vào thế kỉ X.
Dọc theo đồng bằng sông Mê Công và Chao Phray-a: nhiều vương quốc mới của cư dân nói tiếng Thái ra đời: Lan-na (thế kỉ XIII), Su-khô-thay (thế kỉ XIII), A-giút-thay-a (thế kỉ XIV), Lan Xang (thế kỉ XIV).
+ Tại vùng Đông Nam Á hải đảo:
Trên đảo Gia-va: vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời ở thế kỉ XIII.
Quá trình xâm nhập hồi giáo dẫn đến sự ra đời của vương quốc: Ma-lắc-ca (thế kỉ XV), A-chê (thế kỉ XV).
- Sự phát triển về kinh tế và chính trị của các vương quốc Đông Nam Á thời kì này:
+ Về chính trị: Nhà nước phong kiến được củng cố, phát triển về tổ chức hành chính, bộ máy quan lại, luật pháp.
+ Về kinh tế:
Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp được mở rộng ở đồng bằng Chao Phray-a, đồng bằng sông Hồng, đảo Gia-va.
Thủ công nghiệp: làm gốm sứ, dệt lụa, đúc đồng, chế tạo vũ khí.
Hoạt động thương mại: sôi động nhất nhất thế giới. Nổi tiếng với các hương liệu và gia vị.
2. TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
1. Giới thiệu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI | |
Tôn giáo | Hin-đu giáo, Phật giáo, Nho giáo và Hồi giáo chi phối đời sống tinh thần và chính trị tại nhiều quốc gia trong khu vực. |
Chữ viết | Trên cơ sở chữ Phạn và chữ Hán, cư dân khu vực Đông Nam Á đã sáng tạo các chữ viết riêng, như chữ Khơ-me, chữ Chăm, chữ Thái, chữ Nôm. |
Văn học | Cư dân sử dụng văn tự để viết văn bia, ghi chép lịch sử, sáng tác văn chương,... như sử thị Riêm Kê (Cam-pu-chia), bộ sử Đại Việt sử kí toàn thư (Đại Việt). |
Kiến trúc, điêu khắc | Cư dân Đông Nam Á đã đề lại nhiều công trình đặc sắc, như Hoàng thành Thăng Long (Đại Việt); đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia); đền tháp Pa-gan (Cam-pu-chia)… |
2. Nhận xét | |
- Trên cơ sở kết hợp sự phát triển của các xã hội địa phương với ảnh hưởng từ bên ngoài, văn hóa Đông Nam A đã đạt được nhiều thành tựu đặc sắc. - Các thành tựu văn hoá Đông Nam Á phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hoá nhân loại, đông thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực. |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận