Tóm tắt kiến thức lịch sử 6 chân trời 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 6 chân trời sáng tạo bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 19: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X
1. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG
a. Họ Khúc xây dựng nền tự chủ
- Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện:
+ Nhà Đường suy yếu
+ Khúc Thừa Dụ thực hiện một cuộc cướp chính quyền một cách khéo léo, đẩy nhà Đường vào thế đã rồi - buộc phải công nhận chính quyền tự chủ của người Việt.
- Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ cho dân tộc:
+ Tổ chức lại các đơn vị hành chính.
+ Bãi bỏ chính sách bóc lột của quan lại đô hộ
+ Chiêu mộ thêm binh lính.
+ Chỉnh lại mức thuế. Đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế.
- Những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa: xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc cho người Việt, chính quyền của riêng người Việt - do người Việt nắm giữ.
b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ
- Diễn biến chính cuộc chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo:
+ Từ làng Giàng (Thiệu Dương, Thanh Hoá), Dương Đình Nghệ xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh.
+ Năm 931, ông đem quân ra tấn công thành Đại La. Quân Nam Hán lo sợ, vội cho người về nước xin viện binh.
+ Viện binh chưa đến nơi thì đội quân của Dương Đình Nghệ đã chiếm được Đại La và chủ động đón đánh quân tiếp viện.
+ Quân Nam Hán đại bại, chủ tướng Trình Bảo bị chém đầu.
- Kết quả cuộc chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.
2. NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để trị tội kẻ phản nghịch Kiều Công Tiễn.
- Mục đích xâm lược lần thứ hai của quân Nam Hán: mưu đồ trả thù lần thất bại trước đó và dã tâm bành trướng, mở rộng lãnh thổ của nhà Nam Hán.
- Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch cho trận thủy chiến chặn giặc: sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.
- Trận địa cọc Bạch Đằng sẽ gây khó khăn cho quân giặc: quân Nam Hán sẽ bị động, bất ngờ, không kịp trở tay.
- Diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đăng năm 938:
+ Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Nhân lúc thuỷ triểu lên, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến sâu vào cửa sông.
+ Lưu Hoằng Tháo cho quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.
+ Đợi khi thuỷ triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công.
+ Quân giặc thua và phải rút ra biển, thuyền va vào cọc nhọn. Ta đem thuyền ra đánh, quân giặc hoảng loạn nhảy xuống sông. Lưu Hoằng Tháo tử trận.
- Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc:
+ Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán
+ Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.
+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ, đưa dân tộc ta bước sang một kỉ nguyên mới.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận