Tóm tắt kiến thức lịch sử 6 cánh diều bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 6 cánh diều bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
BÀI 17: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X
1. HỌ KHÚC GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ
Khúc Thừa Dụ gây dựng nền tự chủ
- Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ:
+ Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường ngày càng suy yếu. Giữa năm 905, nhân cơ hội Tiết độ sứ Độc Cô Tôn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội), tự xưng Tiết độ sứ.
+ Đầu năm 906, hoàng để nhà Đường buộc phải công nhận, phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sử An Nam.
- Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện:
+ Nhà Đường ngày càng suy yếu
+ Khúc Thừa Dụ thực hiện một cuộc cướp chính quyền một cách khéo léo, đẩy nhà Đường vào thế đã rồi - buộc phải công nhận chính quyền tự chủ của người Việt.
Khúc Hạo củng cố nền tự chủ
- Nội dung cải cách của Khúc Hạo:
+ Khúc Hạo nhờ vào cơ nghiệp cũ, giữ lấy La Thành, tự xưng là Tiết độ sứ, chia đặt các lộ, phu, châu và xã ơ các xứ.
+ Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch; lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.
+ Chính sự khoan dung, giản dị
- Ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo: xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc cho người Việt, chính quyền của riêng người Việt - do người Việt nắm giữ.
2. DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ KHÔI PHỤC NỀN TỰ CHỦ
- Dương Đình Nghệ đã khôi phục và giành quyền tự chủ:
+ Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ - một tướng của họ Khúc - kéo quân từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La
+ Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược năm 931 giành thắng lợi, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ
3. NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để đánh giặc Nam Hán
- Mục đích xâm lược lần thứ hai của quân Nam Hán: mưu đồ trả thù lần thất bại trước đó và dã tâm bành trướng, mở rộng lãnh thổ của nhà Nam Hán
- Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch cho trận thủy chiến chặn giặc:
+ Dựa vào đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng: Xưa kia, hai bên bờ hạ lưu sông Bạch Đằng có rừng rậm um tùm, nhân dân trong vùng gọi là sông Rừng. Tại khu vực cửa biển Bạch Đằng, khi thuỷ triều lên cao, lòng sông rộng mênh mông.
+ Sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.
+ Trận địa cọc Bạch Đằng sẽ gây khó khăn cho quân giặc: quân Nam Hán sẽ bị động, bất ngờ, không kịp trở tay
- Nét độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyên thể hiện điểm:
+ Ngô Quyền đã phân tích được thế mạnh yếu của quân giặc: quân đông, có lợi thế về chiến thuyền; thế yếu của quân Nam Hán lại là tiến quân đến bằng đường biển nhưng không nắm vững địa hình cụ thể, kéo quân từ xa đến mệt mỏi lại mất nội ứng do Công Tiễn đã chết.
+ Chủ động bày trận địa phục kích, biết lợi dụng lợi thế của sông Bạch Đằng để tổ chức thủy chiến
- Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
+ Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán
+ Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta
+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ, đưa dân tộc ta bước sang một kỉ nguyên mới.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận