Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU VĂN MINH HY LẠP – LA MÃ CỔ ĐẠI

a) Cơ sở hình thành

- Điều kiện tự nhiên: 

+ Hình thành trên các bán đảo Nam Âu.

+ Nhiều núi và cao nguyên,vùng, vịnh, hải cảng, đất đai khô rắn, không màu mỡ.

+ Nguồn TNTN phong phú: đồng, chì, sắt,...

- Dân cư và xã hội: 

+ Từ khoảng đầu đến cuối TNK II TCN, nhiều tộc người xây dựng và mở rộng quốc gia của họ quanh Địa Trung Hải. 

+ Có 2 giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ. Ngoài ra còn có các tầng lớp khác như nông dân, thợ thủ công, thương nhân. 

- Kinh tế:

+ Ngành kinh tế chủ đạo là thủ công nghiệp  và thương nghiệp. 

+ Nông nghiệp có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang. 

- Chính trị: 

+ Từ khoảng cuối TNK III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. + Trong thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành tại Hy Lạp. 

+ Khoảng giữa TK VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập, chế độ cộng hòa được thiết lập đến cuối TK I TCN. Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu kéo dài đến khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ. 

- Sự tiếp thu các thành tựu văn minh phương Đông: tiếp thu trên các lĩnh vực như kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc.

- Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bảng bên dưới hoạt động. 

b) Thành tựu cơ bản

- Chữ viết: 

+ Bảng chữ cái Hy Lạp với 24 chữ cái.

+ Người La Mã xây dựng chữ La-tinh, là văn tự chữ cái được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. 

- Văn học: 

+ Nguồn cảm hứng và đề tài phong phú bắt nguồn từ thần thoại.

+ Thơ, văn xuôi và kịch đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. 

- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

+ Công trình kiến trúc tiêu biểu: Đền Pác-tê-nông, Đền thờ thần Dớt,...

+ Điêu khắc, hội họa: Lực sĩ ném đĩa, Tượng A-tê-na, tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô. 

- Khoa học kĩ thuật:

+ Thiên văn học: Nhận ra Trái đất hình cầu, Mặt trời và các thiên thể chuyển động quanh Trái đất; biết tính lịch theo chu kì chuyển động của Mặt trời.

+ Toán học, vật lí: các nhà khoa học Hy Lạp (Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét,...) đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học khác nhau. 

+ Y học: chuẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê. 

+ Sử học: Hy Lạp với sử gia Hê-rô-dốt. Sử La Mã với nhiều nhà sử học Pô-li-bi-út.

+ Ứng dụng KHKT vào thực tiễn đời sống: chế tạo bê tông, sử dụng hệ thống đòn bẩy, chế tạo máy bắn đá,...

- Tư tưởng: là quê hương của triết học phương Tây, gắn liền với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

- Tôn giáo: 

+ Thờ đa thần. 

+ Ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa phương Tây sau này. 

- Thể thao: Nhiều sự kiện thể thao cổ đại là cơ sở, nền tảng cho nhân loại ngày nay.

+ Góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.

+ Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.

II. TÌM HIỂU VĂN MINH TÂY ÂU THỜI KÌ PHỤC HƯNG

a) Bối cảnh lịch sử

- Phong trào Phục hưng ra đời trong bối cảnh quan hệ sản xuất TBCN hình thành ở các nước Tây Âu. 

- Kinh tế: phương thức sản xuất mới gặp trở ngại. 

+ Văn hóa: tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ. Họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. 

- Xã hội: Mâu thuẫn sâu sắc giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội.

b) Những thành tựu cơ bản

- Văn học: đạt nhiều thành tựu trên cả 3 lĩnh vực thơ, tiểu thuyết, kịch. 

- Hội họa, kiến trúc, điêu khắc:

+ Có nhiều danh họa và nhà điêu khắc tên tuổi. 

+ Trong kiến trúc, chú trọng yếu tố hình học, tính đối xứng, tỉ lệ. 

- Khoa học kĩ thuật: 

+ Có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học. 

+ Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật, đặc biệt là các ngành dệt, khai thác mỏ, đóng tàu, chế tạo vũ khí,...

- Tư tưởng: Triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-Xít Bê-cơn. 

- Lên án giáo hội Cơ Đốc giáo, chống lại chế độ phong kiến thối nát đương thời, đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc. 

- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiền trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của GCTS chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo.

- Đặt cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của văn minh Tây Âu trong thời kì cận đại và hiện đại.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 kết nối bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại, nội dung chính bài Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác