Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 chân trời bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
- Điều kiện tự nhiên:
+ Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có vùng khô nóng và vùng ẩm mát. Địa hình Ấn Độ cổ đại bị chia cắt thành hai khu vực nam và bắc bởi dãy Vindhya vùng Trung Ấn.
- Miền Bắc Ấn được tạo thành chủ yếu bởi hai dòng sông lớn, sông Ấn ở phía tây và sông Hằng ở phía đông.
+ Hằng năm, nước từ dãy Himalaya theo sông Ấn và sông Hằng đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn, tạo thành những vùng đồng bằng màu mỡ, thuận lợi sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Từ lưu vực Ấn - Hằng, văn minh Ấn Độ hình thành, phát triển và lan toả ra khắp thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Á trong nhiều lĩnh vực.
- Khu vực phía nam có cao nguyên Deccan, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Draviđa.
- Dân cư:
+ Gồm nhiều tộc người nhưng chủ yếu có hai thành phần: Cư dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Dravidian, hiện nay cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2 000 năm TCN đến 1 500 năm TCN, trên lưu vực sông Hằng, người Aryan xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn.
+ Trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, A-Rập Xê-út, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ. => Có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá, tạo nên sự phong phú, đa dạng về tộc người.
2. Điều kiện kinh tế
- Phát triển ngành nông nghiệp:
+ Sử dụng cày, sức kéo và hệ thống thuỷ lợi (đào mương, đắp đập).
+ Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...).
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu,...
- Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường.
+ Thương nhân Ấn Độ giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây.
+ Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công.
Các con sông ở Ấn Độ đã cung cấp nguồn nguồn thuỷ sản phong phú, những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.
3. Tình hình chính trị
- Thiên niên kỉ II TCN: hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành luỹ kiên cố; thời kì văn minh sông Ấn và văn minh Veda chứng kiến sự phát triển nở rộ của các quốc gia cổ đại
- Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN: thời kì văn minh sông Hằng của người Arya (thời kì Veda).
- Thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV: các quốc gia cổ đại và các vương triều được thành lập.
- Từ thế kỉ IV: chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mogul.
- Thế kỉ III TCN: Ashoka thống nhất Ấn Độ, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hoá phát triển, xã hội ổn định.
- Thế kỉ IV – VI: dưới thời vương triều Gupta, kinh tế, thương mại Ấn Độ phồn vinh; văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật phát triển rực rỡ.
- Thời kì bị các thế lực bên ngoài: sự giao thoa văn hoá Ấn - Hồi tạo cơ sở phát triển và thăng hoa của nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ.
II. THÀNH TỰU VĂN MINH TIÊU BIỂU
Ý NGHĨA GIÁ TRỊ | GIÁ TRỊ, ẢNH HƯỞNG Ở THỜI HIỆN ĐẠI | |
Chữ viết, văn học | - Là phát minh quan trọng, minh chứng cho trí tuệ của dân tộc Ấn Độ, giúp ghi chép và lưu truyền các giá trị văn minh. - Công cụ truyền đạt, tiếp thu tri thức một cách chính xác. Tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh. | - Thông tin nghiên cứu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại. - Tư liệu quý để nghiên cứu về lịch sử, văn học, tôn giáo, khoa học tự nhiên,... của Ấn Độ thời cổ - trung đại. - Giúp phát triển nhiều lĩnh vực nghiên cứu về Ấn Độ thời hiện đại. |
Tôn giáo, triết học | - Tôn giáo đóng một vai trò trung tâm và cơ bản trong cuộc sống của người dân. - Ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc. - Trân trọng giá trị các thành tựu văn minh Ấn Độ. | - Cơ sở nghiên cứu tôn giáo, triết học,... của Ấn Độ thời cổ - trung đại. - Tư liệu quý để nghiên cứu về ảnh hưởng tôn giáo, triết học của Ấn Độ thời cổ - trung đại đến khu vực Đông Á. - Phát triển du lịch tôn giáo, tâm linh, văn hoá. |
Nghệ thuật | - Ấn Độ có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, chủ yếu phục vụ tôn giáo, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. - Ấn Độ là một bảo tàng của kiến trúc tôn giáo, ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật của khu vực Đông Á. | - Cơ sở tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo,.. Ấn Độ thời cổ - trung đại. - Tư liệu để nghiên cứu về ảnh hưởng nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ thời cổ - trung đại đến khu vực Đông Á. - Phát triển du lịch văn hóa, phim ảnh,... |
KHTN, kĩ thuật | Những thành tựu khoa học tự nhiên là minh chứng cho sức sáng tạo phi thường, biểu đạt tâm hồn và trí tuệ phong phú, tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn Độ, thúc đẩy văn minh Ấn Độ phát triển. | - Nhiều thành tựu khoa học tự nhiên, kí thuật như Toán học, Vật lí, Hoá học, Y học Ấn Độ thời cổ - trung đại có giá trị đến thời hiện đại - Tư liệu để nghiên cứu về giá trị, ảnh hưởng khoa học tự nhiên, kĩ thuật Ấn Độ đến văn minh thế giới. |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận