Soạn SBT Ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Thơ văn Nguyễn Du: Bài tập tiếng Việt

Giải chi tiết sách bài tập Ngữ văn 11 tập 1 cánh diều bài 2 Thơ văn Nguyễn Du: Bài tập tiếng Việt. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

II. Bài tập tiếng Việt

Câu 1. Xác định từ ngữ đối và kiểu đối trong các ngữ liệu sau:

a. Tôi không muốn là bướm. Tôi chỉ muốn là tằm. 

(Lưu Quý Kỳ)

b. Trong như tiếng hạc bay qua

     Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. 

(Nguyễn Du) 

c. Đứng một ngày đất lạ hóa thành quen

   Đứng một đời em đất quen hóa lạ.

(Vũ Quần Phương)

Câu 2. (Bài tập 2, SGK) Tìm biện pháp đối trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Biện pháp đối trong đoạn trích giúp người đọc hình dung về hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều như thế nào?

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,

So bề tài, sắc, lại là phần hơn.

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Câu 3. (Bài tập 3, SGK) Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 

(Hồ Chí Minh)

b. Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, ... từ lời ăn tiếng nói đến phong cách làm ăn, suy nghĩ. 

(Trần Quốc Vượng)

c. Hội nhập là việc sống kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới. 

(Nguyễn Sĩ Dũng)

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) để phân tích cái hay của biện pháp đối trong câu đối Tết sau đây:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ 

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 cánh diều, Giải SBT Ngữ văn 11 CD, Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 CD bài 2 Thơ văn Nguyễn Du: Bài tập tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác