Soạn SBT Ngữ văn 11 cánh diều bài 3 Truyện: Bài tập viết và nói - nghe

Giải chi tiết sách bài tập Ngữ văn 11 tập 1 cánh diều bài 3 Truyện: Bài tập viết và nói - nghe. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

II. Bài tập viết và nói - nghe   

Câu 1. Dưới đây là bài viết triển khai cho đề bài: Từ hình ảnh đồng tiền trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy bàn về đồng tiền trong cuộc sống hiện nay. 

Em hãy đọc bài viết ở cột bên trái và thực hiện yêu cầu nêu ở cột bên phải: 

(1) Nguyễn Du là tác gia lớn của nền văn học dân tộc. Và Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Có thể nói nó đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật dưới ngòi bút của một nghệ sĩ thiên tài. Bên cạnh những thành công trong xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng, Nguyễn Du đã phản ánh một cách chân thực và sống động thế lực đồng tiền bẩn thỉu, làm điêu đứng, đảo lộn cả xã hội như một cách lí giải cho những tồn tại trong xã hội xưa. 

Câu nào trong phần (1) nêu vấn đề của bài viết? 

(2a) Trước hết, đồng tiền là mục đích sống, mục đích hành động của rất nhiều hạng người trong xã hội. Vì tiền, con người sẵn sàng chà đạp lên công lí, luật pháp, đạo nghĩa, thậm chí chà đạp lên cả hạnh phúc và cuộc sống của người khác. 

Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền. [...]

Qua tất cả những điều đó, bản chất, bộ mặt của xã hội phong kiến đã dần dần hiện lên. Đó là xã hội phong kiến cuối thế kỉ XVIII thối nát, mục ruỗng với thể chế chính trị rối loạn, tham tàn, tầm văn hóa của con người thì thấp kém. Bởi thế, con người mới bị đồng tiền mê hoặc, quyến rũ, trở nên tha hóa, biến chất, xấu xa, nhẫn tâm và thậm chí không còn mang trái tim loài người. Cuối cùng thì vẫn là người dân yếu đuối, cô độc trong xã hội ấy gánh chịu tất cả những nỗi xót xa, thống khổ của kiếp người. 

- Đọc lướt phần (2a), (2b) và cho biết: Bài văn có mấy luận điểm?

- Ở phần (2a), người viết nêu những lí lẽ nào? Xác định các câu nêu lí lẽ. 

- Dẫn chứng ở phần (2a) được lấy từ đâu? 

(2b) Nhưng không chỉ trong xã hội phong kiến. Đồng tiền trong đời sống luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Từ thời xa xưa cho đến bây giờ, đồng tiền vẫn luôn phát huy vai trò quan trọng của nó. Tiền là tài sản vật chất có giá trị ngang với các thứ tài sản vật chất khác. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, rõ ràng đồng tiền đã bộc lộ tất cả những mặt xấu xa, thối nát của nó. [...]

Qua câu chuyện trên, có thể thấy rõ ràng chỉ khi đồng tiền là do chính bàn tay ta tạo nên thì nó mới được đặt đúng vị trí và nhìn nhận đúng giá trị của nó. Mặt khác, cũng không nên vì thấy đồng tiền quý giá mà ta phải quỵ lụy, phụ thuộc và quá mê muội trước giá trị của nó. Điều đó sẽ làm ra đánh mất đi bản thân, mất đi tự do, nhầm lẫn về những giá trị thực của cuộc sống. 

- Phần (2b) nêu những lí lẽ nào? Những câu nào nêu lí lẽ ở phần này?

- Dẫn chứng ở phần (2b) được lấy từ đâu?

- Người viết kể câu chuyện này nhằm mục đích gì? 

(3) Tóm lại, chúng ta hãy cố gắng hết mức có thể để trả lại cho đồng tiền giá trị thực của nó, đừng đổ oan cho nó. Để làm được điều ấy, chúng ta cần rèn luyện bản lĩnh, tích lũy hiểu biết, tích cực sống, tích cực làm việc để bằng nội lực của chính mình đứng cao hơn đồng tiền. 

(Bài viết của Đỗ Thu Hà, in trong Dạy và học nghị luận xã hội, Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam) 

Mục đích của phần (3) là gì?

Câu 2. Để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, em cần chú ý những gì?

Câu 3. Cho đề bài sau: 

Từ truyện “Hương cuội” (Nguyễn Tuân), em hãy bàn về một (hoặc một số) thái độ cần có của chúng ta đối với những giá trị văn hóa của dân tộc. 

a. Dựa vào mục 2. Thực hành trong SGK (trang 94), em hãy tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên. 

b. Chọn một ý trong dàn ý đã lập được để viết thành một đoạn văn, xác định người em “đóng vai” để viết, người đọc giả định, sử dụng cách xưng hô và giọng điệu cho phù hợp

Câu 4. Đọc lại văn bản Giăng Van-giăng (trích Những người khốn khổ - Huy-gô), xác định một vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đó và viết bài văn bàn về vấn đề ấy.

Câu 5. Để thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học được hiệu quả, em cần chú ý những gì?

Câu 6. Trong những văn bản truyện mà em đã đọc hoặc đã học, em thấy văn bản nào đặt ra một vấn đề xã hội mà em cho là sâu sắc? Hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài nói của em để thảo luận về vấn đề đó. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 cánh diều, Giải SBT Ngữ văn 11 CD, Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 CD bài 3 Truyện: Bài tập viết và nói - nghe

Bình luận

Giải bài tập những môn khác