Cho đề bài sau

Câu 3. Cho đề bài sau: 

Từ truyện “Hương cuội” (Nguyễn Tuân), em hãy bàn về một (hoặc một số) thái độ cần có của chúng ta đối với những giá trị văn hóa của dân tộc. 

a. Dựa vào mục 2. Thực hành trong SGK (trang 94), em hãy tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên. 

b. Chọn một ý trong dàn ý đã lập được để viết thành một đoạn văn, xác định người em “đóng vai” để viết, người đọc giả định, sử dụng cách xưng hô và giọng điệu cho phù hợp


a. 

* Mở bài: Giới thiệu truyện Hương cuội (Nguyễn Tuân) và nêu thái độ cần có của em đối với những giá trị văn hóa của dân tộc. 

* Thân bài: 

- Giải thích: giá trị văn hóa của dân tộc. 

- Những giá trị văn hóa của dân tộc được đề cập trong truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân; ý nghĩa của những giá trị đó; thái độ của nhà văn đối với những giá trị đó. 

- Một số giá trị văn hóa nổi bật của dân tộc và ý nghĩa của chúng. 

- Thái độ cần có của chúng ta để giữ gìn và phát huy ý nghĩa của những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay. 

* Kết bài: Khẳng định lại thái độ tích cực của nhà văn Nguyễn Tuân đối với những giá trị văn hóa của dân tộc và nhấn mạnh thái độ cần có của chúng ta ngày nay về vấn đề này. 

b. HS chọn 1 ý trong dàn ý đã lập để viết thành một đoạn văn, xác định người em “đóng vai” để viết, người đọc giả định, sử dụng cách xưng hô và giọng điệu cho phù hợp. 

Văn bản là tiếng lòng thức tỉnh của nhà văn, là lời cảnh tỉnh đến người đọc về việc giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Rõ ràng một điều rằng chúng ta không thể không du nhập, nhưng làm sao để những giá trị truyền thống vẫn còn vẹn nguyên. Chúng ta được phép hòa nhập và tuyệt đối không được hòa tan. Bởi đó là cái riêng của đất nước. Sâu xa hơn, bài văn thể hiện tình yêu đất nước của tác giả. Trong thời khắc giao thoa của thời đại, vẫn còn những người ôm lấy cái mộng truyền thống, gìn giữ nó không bị mất đi.

- Khi viết bài văn nghị luận, em cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Em không phải chỉ viết với mặc định là một học sinh hướng tới thầy, cô giáo mà còn có thể “đóng vai” một người nào đó để viết (như nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,…) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan tòa, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,…)

Cần xác định người viết giả định và người đọc giả định vì các đối tượng giả định ấy chi phối việc xác định nội dung, cách triển khai và sử dụng ngôn ngữ, nhất là cách xưng hô của em trong bài viết.

- Từ vị trí của người viết và người đọc giả định, em sẽ lựa chọn cách xưng hô cũng như thể hiện giọng điệu cho phù hợp. Một số cặp đại từ xưng hô thường được sử dụng là: tôi – bạn/ các bạn, tôi - ông/ bà, tôi - quý ngài, tôi - ngài,…Việc sử dụng các từ ngữ xưng hô này sẽ góp phần tạo nên tính đối thoại và màu sắc biểu cảm cho bài viết.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác