Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. LÝ THUYẾT

  • Khái niệm:
    • Phép đối là cách sắp xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.
  • Tác dụng:
    • Việc sử dụng phép đối muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.
  • Dấu hiệu nhận biết phép đối:
    • Số lượng âm tiết của hai vế đối bằng nhau.
    • Các từ đối nhau phải cùng từ loại với nhau.
    • Các từ đối nhau hoặc đồng nghĩa với nhau, hoặc trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. BÀI TẬP 1

a. Bên lở ><bên bồi, đục >< trong => Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở bên bồi của khúc sông. Tiểu đối.

b. Lom khom >< lác đác (hình thể và số lượng), dưới núi >< bên sông (vị trí địa hình). => Biện pháp trường đối nhằm nhấn mạnh sự sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

c. Cặp câu có sự sóng đôi của hình ảnh sóng biếc ><  lá vàng, lơ lửng >< quanh co, xanh ngắt >< vắng teo => trường đối. 

2. BÀI TẬP 2

Tác giả nhiều lần sử dụng biện pháp đối để khắc họa chân dung hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.

  • Tiểu đối:
    • Chị - em
    • Mỗi người – mười phân, một vẻ - vẹn  mười
    • Đầy đặn – nở nang
    • Cười – thốt
    • Thua – nhường
    • Ghen – hờn
  • Trường đối
    • Trang trọng khác vời – sắc sảo mặn mà

Bằng biện pháp tu từ đối Nguyễn Du đã vẽ lên bức chân dung về hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành, một chín một mười, mỗi người một vẻ cả về ngoại hình lẫn tính cách. Trong đó Thúy Kiều luôn được miêu tả “So bề tài sắc” lại là phần hơn so với người em Thúy Vân của mình.

3. BÀI TẬP 3

a. Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong đoạn trích: nồng nàn yêu nước – làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn đối lập với mọi sự hiểm nguy, khó khăn, lũa bán nước – lũ cướp nước.

=> Bằng sự đối xứng tương đồng hoặc tương phản, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc họa được truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta, trải qua mọi biến động của lịch sử lòng yêu nước ấy vẫn mãi mãi trường tồn.

b. Tác giả sử dụng các cặp từ ngữ đối xứng nhau rất dễ nhận thấy thông qua cấu trúc đối nghịch “X mà Y” trong tiếng Việt.

=> Tác dụng: Bằng sự tạo ra những đối lập cân xứng, hài hòa uyển chuyển tác giả vẽ lên một Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội với hàng ngàn năm lịch sử luôn có nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần.

c. Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong đoạn trích: Tác giả sử dụng các cặp từ ngữ đối nhau: sông kết vào với biển – sông tan biến vào trong biển, gắn kết với thế giới – tan biến vào thế giới.

=> Tác dụng: Tác giả  đã nhấn mạnh được vai trò của việc gắn kết chứ không tan biến với toàn cầu hóa khi hội nhập.

4. BÀI TẬP 4

Câu đối Tết là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta từ trước đến nay. Một trong những câu đối được nhiều người Việt Nam biết đến phải kể đến "Cung chúc tân xuân - Vạn sự như ý". Chúng ta có thể hiểu cung chúc tân xuân là cách nói khác của từ chúc mừng năm mới mà chúng ta thường sử dụng. Cung chúc tân xuân còn thường được viết trong bản thư pháp và treo trong nhà với ý nghĩa mừng một năm mới nhiều may mắn. Đối với cung chúc tân niên là vạn sự như ý. Vạn sự như ý có nghĩa là chúc gia chủ năm mới không có điều phiền muộn, mọi sự như mong muốn.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Thực hành tiếng việt, kiến thức trọng tâm văn 11 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt, nội dung chính bài Thực hành tiếng việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác