* Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu học tập Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: Em hãy quan sát hình 3.7 và cho biết quá trình nghiện ma túy gồm những giai đoạn nào? - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục II/2/a,b và quan sát sơ đồ hình 3.7 (SGK tr.22) để tìm hiểu về hình thức, con đường gây nghiện ma túy. - GV yêu cầu các cặp đôi thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập 3.3. (Phiếu học tập được đính kèm cuối bài) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV và hoàn thành các bài tập trong phiếu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi; đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. * Nhiệm vụ 2: Luyện tập 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu tình huống trong hoạt động Luyện tập (SGK tr.22): K và Q là bạn thân. Một lần, K tình cờ xem quảng cáo trên internet về một số chất không phải ma túy (bóng cười, keo con chó,...) nhưng khi hít các chất này sẽ gây hưng phấn cười, kích thích thần kinh, tạo cảm giác vui vẻ, mê man,... K rủ Q mua về dùng thử, nếu thấy sắp bị nghiện thì dừng lại ngay. Nếu em là bạn Q, em sẽ làm gì để ngăn cản bạn K? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc tình huống và suy nghĩ nhanh câu trả lời. - GV khuyến khích HS nhanh chóng đưa ra phương án xử lí . Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong chia sẻ ý kiến của mình. - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, đưa ra ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá các ý kiến của HS trên cơ sở SGK và tham khảo thông tin: Để ngăn cản bạn K, trước tiên, em sẽ tỏ thái độ không đồng tình với việc mua về và dùng thử. Sau đó, em sẽ giải thích cho K hiểu có một số chất không phải là chất ma tuý nhưng có khả năng gây nghiện và có hại cho sức khoẻ. Đồng thời, em sẽ báo cho thầy cô giáo và bố mẹ bạn K biết để có biện pháp can thiệp kịp thời. * Nhiệm vụ 3: Luyện tập 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu câu hỏi 2 trong hoạt động luyện tập (trang 22 SGK): Bạn em có những biểu hiện như ngáp vặt, ngủ gật, toát mồ hôi, học lực giảm sút,… thì có thể kết luận bạn em nghiện ma túy không? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe câu hỏi của GV và suy nghĩ nhanh câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS đưa ra câu trả lời, một số HS khác nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận: Nếu chỉ dựa trên các biển hiện như ngáp vặt, ngủ gật, toát mồ hôi... thì chưa thể kết luận bạn em nghiện ma tuý vì chưa khẳng định được bạn em là người sử dụng ít nhất một trong các chất: chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. | 2. Hình thức, con đường gây nghiện ma túy a. Quá trình nghiện ma túy Quá trình nghiện ma tuý thường trải qua các giai đoạn: + Sử dụng ma tuý (sử dụng lần đầu tiên, sử dụng thỉnh thoảng, sử dụng thường xuyên); + Lạm dụng ma tuý (sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định); + Lệ thuộc ma tuý. - Quá trình nghiện ma tuý diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng mẫn cảm với ma tuý và đặc điểm tâm sinh lí của người sử dụng; loại chất, hình thức, tần suất, liều lượng sử dụng ma tuý,... - Học sinh nghiện ma tuý thường có các biểu hiện: bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, da xanh tái, nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ; trầm cảm, lo sợ, hoang tưởng, tính cách thay đổi thất thường dễ bị kích động: cất giấu chất ma tuý hoặc dụng cụ sử dụng chất ma tuý; trốn học, học lực giảm sút; quan hệ, tiếp xúc với những đối tượng xấu; chi tiêu tiền bạc hoang phí,... b) Một số nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy - Nguyên nhân chủ yếu: Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý; tò mò, thích chơi trội, thể hiện bản thân; có lối sống buông thả, thực dụng, đua đòi, hưởng thụ; bản lĩnh kém, bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc; lười lao động. - Do công tác tuyên truyền về tác hại của ma tuý chưa thực sự phát huy được tác dụng: sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục phòng, chống ma tuý chưa hiệu quả. |