Soạn giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức Bài 13: thực hành – lập kế hoạch nuôi vật nuôi trong gia đình
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ 7 Bài 13: thực hành – lập kế hoạch nuôi vật nuôi trong gia đình sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 13: THỰC HÀNH – LẬP KẾ HOẠCH NUÔI VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Lập được kế hoạch và tính toán chi phí để nuôi một loại vật nuôi trong gia đình.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Lựa chọn được loại vật nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình.
· Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hành.
- Năng lực công nghệ:
· Sử dụng công nghệ:Lập được kế hoạch và tính toán chi phí để nuôi một loại vật nuôi trong gia đình.
2. Phẩm chất
- Có trách nhiệm với bản thân khi ý thức được tầm quan trọng của chăn nuôi đối với gia đình, địa phương.
- Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Hình ảnh một số vật nuôi phổ biến trong gia đình
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước thông tin về loài vật nuôi cảnh, cách nuôi động vật cảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về loài vật nuôi trong gia đình.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Gia đình em nuôi những loài vật nuôi nào? Chia sẻ về cách nuôi dưỡng và chăm sóc loài vật nuôi trong gia đình em.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Ngày nay, vật nuôi trong gia đình đã trở thành những người bạn thân thiết của con người. Để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi trong gia đình thì cần phải chuẩn bị những gì và chi phí như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Thực hành – Lập kế hoạch nuôi vật nuôi trong gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành và nhiệm vụ của HS trong bài thực hành. Tạo hứng thú và cách chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi bắt đầu bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS tìm hiểu về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành.
c. Sản phẩm học tập: Bản đề cương thực hành của HS thể hiện đầy đủ các nội dung
- Mục đích, yêu cầu của bài thực hành.
- Những nhiệm vụ cần hoàn thành, sản phẩm của từng nhiệm vụ. Mỗi nhiệm vụ ghi rõ thành viên chủ trì, thành viên tham gia.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tìm hiểu về mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của bài thực hành. - GV lưu ý cho HS những điều cần lưu ý khi lựa chọn vật nuôi, chuồng nuôi, dụng cụ nuôi, cách tính toán chi phí. - GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS lập đề cương chi tiết cho bài thực hành. Kiểm tra và duyệt đề cương của HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Giới thiệu bài thực hành HS tự nghiên cứu tài liệu. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các chi phí cơ bản để nuôi một
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công nghệ 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác