Soạn giáo án công nghệ 7 cánh diều Bài 14. Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi Thủy sản

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệm 7 Bài 14. Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi Thủy sản sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 14. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NUÔI VÀ NGUỒN LỢI

THỦY SẢN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

·         Nêu được các bước trong quy trình nuôi, chăm sóc, thu hoạch cá nước ngọt.

·         Lập được kế hoạch , tính toán được chi phí cho việc nuôi và chăm sóc thủy sản phù hợp.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học:Nghiên cứu sgk, đọc thông tin hình thành kiến thức.

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan về bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản.

·      Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc nhóm tìm hiểu về nội dung bài học.

- Năng lực công nghệ

·      Có ý thức bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản, nguồn lợi thuỷ sản

·      Nêu được các biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản, hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

·      Nhận thức được  cần bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản, nguồn lợi thuỷ sản.

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn thận trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, các phiếu học tập, các dụng cụ thí nghiệm.

 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung:GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hãy quan sát hình 14.1 và nêu các hậu quả của hiện tượng ô nhiễm môi trường nước?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

Đáp án:

Hình 14.1a: Rác thải gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nguồn nước trong sinh hoạt, nước ao, hồ , sông.

Hình 14.1b: Rác thải, chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường biển, làm nước biển biến đổi màu.

Hình 14.1c: Ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước:  cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bảo vệ môi trường nuôi thủy sản

a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường nuooii thủy sản

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi liên quan đến bảo vệ môi trường nuôi thủy sản

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK, hoạt động nhóm 4 và trả lời câu hỏi:

 + Vì sao cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

 

+ Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản

- Cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản vì: môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với các loại thủy sản, khi nước bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu đến đời sống của chúng.
Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản

Một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

- Xử lí các nguồn nước thải: đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào thủy vực (ao, hồ, sông, biển, …).

- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản

   + Thực hiện chế độ ăn hợp lí cho động vật thuỷ sản

   + Sử dụng ao lắng; các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.

   + Sử dụng chế phẩm sinh học gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản.

   + Lọc sinh học, sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoả nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc.

   + Sử dụng thực vật thuỷ sinh vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải

   + Sử dụng hóa chất có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công nghệ 7 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác