Siêu nhanh giải bài 1 Quốc phòng và an ninh 12 Kết nối tri thức
Giải siêu nhanh bài 1 Quốc phòng và an ninh 12 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Quốc phòng và an ninh 12 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Quốc phòng và an ninh 12 Kết nối tri thức phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
MỞ ĐẦU
Em hãy cho biết: Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), nhân dân ta đã tiến hành những cuộc chiến tranh nào để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc?
Giải rút gọn:
Nhân dân ta đã tiến hành những cuộc chiến tranh: chiến tranh bảo vệ biên giới tây nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
I. CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM
Câu hỏi: Em hãy nêu những tội ác mà lực lượng Khmer Đỏ đã gây ra cho nhân dân ta và nhân dân Campuchia.
Giải rút gọn:
* Đối với nhân dân Campuchia
- Sau khi lên nắm chính quyền ở Campuchia, tập đoàn Pol Pot - leng Sary (Pôn Pốt lêng Xari) đã thực hiện chương trình cải tạo xã hội theo mô hình cực đoan, khiến đất nước rơi vào cảnh hỗn loạn, tang thương, hàng triệu người bị giết chết.
* Đối với nhân dân ta
- Trước ngày 30/4/1977, Pol Pot cho quân đổ bộ đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó đánh chiếm đảo Thổ Chu.
- Trên đất liền, lực lượng Khmer Đỏ tiến hành các hoạt động khiêu khích quân sự, lấn chiếm đất đai, ...
- Từ ngày 30/4/1977, các hoạt động chống phá trên đất liền được lực lượng Khmer Đỏ đẩy lên một nấc thang mới: giết hại dã man nhiều đồng bào ta, cướp bóc tài sản, phá hoại hoa màu, nhà cửa.
- Đặc biệt, ngày 23/12/1978, lực lượng Khmer Đỏ huy động 10 trong tổng số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam vào lãnh thổ nước ta.
Câu hỏi: Tại sao nói cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia.
Giải rút gọn:
- Vì nó thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung, mở ra chương mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
- Nhân dân Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỉ nguyên hoà bình, độc lập, góp phần bảo vệ hoà bình trong khu vực và thế giới.
Câu hỏi: Em hãy cho biết liên minh chiến đấu giữa bộ đội Việt Nam với lực lượng cách mạng Campuchia được thực hiện trong giai đoạn nào của cuộc chiến tranh.
Giải rút gọn:
Được thực hiện trong giai đoạn 1977 - 1979 của cuộc chiến tranh.
II. CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
Câu hỏi: Em hãy nêu những thiệt hại trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân ta.
Giải rút gọn:
Từ ngày 17/2/1979 đến ngày 18/3/1979, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Việt Nam, đã có 4 thị xã (Lào Cai, Cam Đường, Cao Bằng, Lạng Sơn) bị tàn phá, 320 xã bị phá huỷ; 735/904 trường học các cấp bị tàn phá; 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hàm mỏ và 38/42 lâm trường bị phá huỷ và cướp bóc,...
Câu hỏi: Tại sao nói chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là biểu hiện sinh động cho ý chí và sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam?
Giải rút gọn:
- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc tình hình đối phương; từ đó kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, ...
- Quân và dân ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng và chính nghĩa. Đ
- Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc biểu hiện sinh động cho ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, quân và dân ta đã viết tiếp trang sử vẻ vang trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Câu hỏi: Em hãy cho biết trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, quân và dân ta đã kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh nào để giành thắng lợi.
Giải rút gọn:
- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn, khả năng hành động của đối phương; chủ động chuẩn bị chiến trường; chọn hướng và địa bàn tác chiến nhằm vào hướng tiến công chủ yếu của đối phương.
- Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc vững chắc; phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân;
- Ta đã kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với ngoại giao, binh vận, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ mọi mặt của cộng đồng quốc tế.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo nghệ thuật quân sự.
III. ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
Câu hỏi: Em hãy kể tên những quốc gia, vùng lãnh thổ có tuyên bố chủ quyền, chiếm đóng trái phép các đảo, quần đảo của Việt Nam ở khu vực Biển Đông.
Giải rút gọn:
- Chính quyền Trung Quốc đưa quân đánh, chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa; năm 1974, họ tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo này.
- Đối với quần đảo Trường Sa, có 5 nước, 6 bên tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo này, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines (Phi-líp-pin), Malaysia (Ma-lai-xi-a), Brunei (Bru-nây) và Đài Loan (Trung Quốc). Đặc biệt, năm 1988, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh, chiếm đóng trái phép các đảo: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta. Một số nước còn tuyên bố chủ quyền, đẩy mạnh các hoạt động tranh chấp vùng biển, đảo, khiến cho tình hình trên Biển Đông trở nên phức tạp. .
Câu hỏi: Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là gì?
Giải rút gọn:
Thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc trên biển, trên không và trên bộ; hợp tác quốc tế về biển, đảo; duy trì môi trường hoà bình, ổn định.
Câu hỏi: Tại sao trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Đảng và Nhà nước ta chủ động dự báo, nắm chắc tình hình?
Giải rút gọn:
- Vì nắm chắc tình hình để có đối sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo hợp lí.
- Kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp lí; kiên định giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp với lực lượng và thế trận an ninh nhân dân trên biển, đảo.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Nêu giá trị lịch sử của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Giải rút gọn:
* Ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
- Đảng ta đã đề ra chủ trương, đường lối, mục tiêu chính trị đúng đắn, sáng tạo cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam.
- Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là hành động tự vệ chính đáng và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
- Chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là thắng lợi chung của tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung, mở ra chương mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
- Để lại những kinh nghiệm quý giá trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc tình hình đối phương; từ đó kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo.
- Quân và dân ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng và chính nghĩa.
- Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc biểu hiện sinh động cho ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam.
- Chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, quân và dân ta đã viết tiếp trang sử vẻ vang trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
* Ý nghĩa của đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
- Thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc trên biển, trên không và trên bộ; hợp tác quốc tế về biển, đảo; duy trì môi trường hoà bình, ổn định.
- Khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia Việt Nam trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
- Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn khẳng định tính chính nghĩa, khát vọng hoà bình, tôn trọng luật pháp quốc tế của dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc được thể hiện ở những nội dung cơ bản nào?
Giải rút gọn:
* Nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương từng bước đánh giá đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; nhận thức đúng về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chủ động xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ở biên giới Tây Nam; không để đất nước bị động, bất ngờ, ...
- Quân và dân ta đã vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; ...
- Trong cuộc chiến này, ta đã kết hợp chặt chẽ lực lượng tại chỗ với các binh đoàn chủ lực và các đơn vị thuộc các quân, binh chủng tham gia chiến đấu.
- Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng đã nắm chắc thời cơ, hạ quyết tâm chiến đấu kịp thời, chính xác; tập trung lực lượng, tạo sức mạnh áp đảo kẻ thù; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, địch vận và ngoại giao để giành thắng lợi trong thời gian ngắn.
* Nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc
- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn, khả năng hành động của đối phương; chủ động chuẩn bị chiến trường;
- Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc vững chắc; phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân;
- Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, ta đã kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với ngoại giao, binh vận, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;...
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo nghệ thuật quân sự.
* Nghệ thuật quân sự trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ Quốc
- Đảng và Nhà nước ta đã chủ động dự báo, nắm chắc tình hình để có đối sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo hợp lí.
- Kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp lí; kiên định giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp với lực lượng và thế trận an ninh nhân dân trên biển, đảo.
Câu 3: Công dân cần có những trách nhiệm gì đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh; bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay?
Giải rút gọn:
- Chủ động tìm hiểu, học tập nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung; kiến thức phổ thông về quốc phòng và an ninh nói riêng.
- Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
- Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
- Đăng kí nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của pháp luật; sẵn sàng tham gia bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, ...
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động tri ân người có công với đất nước, đền ơn đáp nghĩa, …
VẬN DỤNG
Câu 1: Bằng hiểu biết của mình, em hãy đưa ra những lí lẽ để chứng minh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là hành động tự vệ chính đáng và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Giải rút gọn:
+ Trước ngày 30/4/1977, Pol Pot (Thủ tướng Chính phủ Campuchia lúc đó) cho quân đổ bộ đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó đánh chiếm đảo Thổ Chu.
+ Trên đất liền, lực lượng Khmer Đỏ tiến hành các hoạt động khiêu khích quân sự, lấn chiếm đất đai, ...
+ Từ ngàsy 30/4/1977, các hoạt động chống phá trên đất liền được lực lượng Khmer Đỏ đẩy lên một nấc thang mới.
+ Đặc biệt, ngày 23/12/1978, lực lượng Khmer Đỏ huy động 10 trong tổng số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam vào lãnh thổ nước ta.
=> Trước các tội ác của lực lượng Khmer Đỏ, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam vẫn mong muốn giải quyết cuộc xung đột một cách hoà bình thông qua đàm phán ngoại giao, nhưng Pol Pot đã từ chối mọi thiện chí của ta.
Câu 2: Em hãy viết một bức thư khoảng 250 từ gửi cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển, đảo của Tổ quốc để bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình.
Giải rút gọn:
Kính gửi các chú bộ đội Hải quân đang làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển, đảo của Tổ quốc!
Cháu biết rằng, nhiệm vụ của các chú vô cùng quan trọng và gian khổ. Các chú phải xa gia đình, xa quê hương, sống và làm việc trên những đảo xa, nơi có điều kiện sống thiếu thốn, khắc nghiệt. Nhờ có các chú, biển đảo Việt Nam luôn được bảo vệ an toàn, để chúng cháu được sống trong hòa bình, được học tập và vui chơi.
Cháu mong rằng các chú luôn giữ gìn sức khỏe, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả của mình. Cháu hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuối thư, cháu xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến các chú. Cháu mong rằng các chú luôn bình an và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải Quốc phòng và an ninh 12 Kết nối tri thức bài 1, Giải bài 1 Quốc phòng và an ninh 12 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 1 QPAN 12 Kết nối tri thức
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận