Lý thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều bài 13: Cảm ứng ở động vật

Tổng hợp lý thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều bài 13: Cảm ứng ở động vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo.

I. CÁC HÌNH THỨC CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh: sự chuyển động của cả cơ thể đến kích thích có lợi hoặc tránh xa kích thích có hại. 

Ví dụ: trùng giày bơi tới chỗ có nhiều oxygen…

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh: 

1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

Đại diện: ngành Ruột khoang.

Cấu tạo hệ thần kinh: các neuron liên kết với nhau như mạng lưới.

Hoạt động cảm ứng: Khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể

→ toàn bộ cơ thể phản ứng co lại.

2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Đại diện: ngành Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Chân Khớp.

Cấu tạo hệ thần kinh: 

  • Gồm các hạch (tập hợp các neuron) nối với nhau tạo thành chuỗi nằm dọc cơ thể.
  • Phần đầu: các hạch có kích thước lớn tạo thành não. 

Hoạt động cảm ứng: 

  • Mỗi hạch thần kinh là trung tâm điều khiển hoạt động một vùng xác định.
  • Khi bị kích thích, cơ thể trả lời cục bộ (một phần cơ thể).

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

Đại diện: ngành động vật có xương sống.

Cấu tạo hệ thần kinh: 

  • Thần kinh trung ương: não và tủy sống.
  • Thần kinh ngoại biên: các dây thần kinh giúp liên hệ giữa thần kinh trung ương với cơ quan thụ cảm (dây thần kinh cảm giác) và với cơ quan trả lời (dây thần kinh vận động).

Ví dụ: Tay người dùng để cầm, nắm…; Chân người dùng để đi, đứng…; Miệng dùng để ăn, nói…

→ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống phức tạp, đa dạng, chính xác hơn các nhóm động vật khác.

II. CƠ CHẾ CẢM ỨNG CỦA ĐỘNG VẬT 

1. Cấu tạo và chức năng của neuron

Cấu tạo của một neuron gồm: thân, sợi nhánh và sợi trục.

Chức năng của neuron là hình thành xung thần kinh, dẫn truyền xung thần kinh, phối hợp xử lí và lưu trữ thông tin. 

Synapse là điểm nối giữa các neuron hoặc giữa neuron với tế bào khác.

Cấu tạo của synapse hóa học gồm: chùy synapse, khe synapse và màng sau synapse.

Quá trình truyền tin qua synapse hóa học gồm:

  • Giai đoạn 1: Hình thành xung thần kinh ở màng sau synapse.
  • Giai đoạn 2: Tái tạo lại chất truyền tin hóa học.

2. Cơ chế phản xạ

2.1 Các bộ phận của cung phản xạ.

Phản xạ là phản ứng của cơ thể với các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.

Cung phản xạ gồm 5 khâu:

  • Thụ thể: tiếp nhận kích thích, hình thành xung thần kinh.
  • Neuron cảm giác: dẫn truyền xung thần kinh đến trung ương thần kinh.
  • Trung ương thần kinh xử lí thông tin, đưa ra quyết định trả lời kích thích, lưu giữ thông tin.
  • Neuron vận động: dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.
  • Cơ quan trả lời phản ứng lại kích thích.

2.3 Cơ chế cảm nhận cảm giác của cơ quan thị giác và thính giác

a) Cơ chế cảm nhận hình ảnh của cơ quan thị giác

Ánh sáng từ vật truyền tới mắt → giác mạc → thủy tinh thể → hội tụ lên võng mạc.

Tại võng mạc, ánh sáng kích thích tế bào thụ cảm ánh sáng hình thành xung thần kinh.

Xung thần kinh truyền qua dây thần kinh thị giác tới trung khu thị giác → cho cảm nhận về hình ảnh của vật.

b) Cơ chế cảm nhận âm thanh của cơ quan thính giác

Sóng âm thanh truyền tới tai → ống tai → tác động lên làm màng nhĩ, các xương tai dao động → dịch ốc tai dao động → kích thích tế bào thụ cảm âm thanh hình thành xung thần kinh.

Xung thần kinh truyền qua dây thần kinh tới trung khu thính giác → cho cảm nhận về âm thanh.

2.4 Các loại phản xạ

Phản xạ gồm hai loại: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

  • Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh, di truyền và đặc trưng cho loài, rất bền vững.

VD: trời nóng người đổ mồ hôi, trời lạnh mèo xù lông…

Phản xạ có điều kiện là phản xạ hình thành qua quá trình học tập, mang tính cá thể, không bền vững.

VD: dừng xe khi thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, đi tiếp khi thấy đèn giao thông màu xanh…

III. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ CẢM ỨNG TRONG BẢO VỆ SỨC KHỎE

Khi bị tổn thương một trong những bộ phận của cung phản xạ thì phản xạ không thực hiện được, cơ thể sẽ mất chức năng cảm giác hoặc vận động.

VD: tổn thương võng mạc ở mắt, viêm dây thần kinh thị giác, tổn thương thùy chẩm đều có thể dẫn đến mù…

Cơ chế tác động của thuốc giảm đau có thể là: 

  • (1) Ức chế sự tổng hợp các chất gây đau;
  • (2) Liên kết với các thụ thể đau;
  • (3) Ức chế trung khi cảm giác đau.

Chất kích thích thường là những chất gây nghiện do gây hưng phấn thần kinh, có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng làm cơ thể phụ thuộc vào chất đó hoặc cảm giác thèm, muốn sử dụng chất đó đến mức có thể mất kiểm soát hành vi.

VD: Rượu bia, ma túy…

→ Hậu quả: nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, hủy hoại tế bào thần kinh.

→ Không sử dụng chất gây nghiện vì chúng gây nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe và khó cai nghiện.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức sinh học 11 CD bài 13: Cảm ứng ở động vật, kiến thức trọng tâm sinh học 11 cánh diều bài 13: Cảm ứng ở động vật, Ôn tập sinh học 11 cánh diều bài 13: Cảm ứng ở động vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác