Lý thuyết trọng tâm Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Quốc phòng an ninh 12 cánh diều bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

PHẦN 1 - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Nêu được hệ thống nhà trường trong Quân đội, Công an và tuyến sinh vào các trường quân đội, công an; định hướng được nghề nghiệp quân sự, công an;

- Tìm hiểu được các lĩnh vực nghề nghiệp theo nhóm ngành; định hướng học tập, nghiên cứu để theo học các ngành, nghé trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

PHẦN 2 - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

  2. Yêu cầu đối với công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an

  • Lựa chọn những công dân tự nguyện và có đủ tiêu chuẩn theo quy định và đào tạo trong các trường quân đội, Công an đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
  • Tuyển sinh đáp ứng yêu cầu đào tạo gắn với phát hiện nhân tài, quy hoạch và nhu cầu sử dụng đội ngũ cán bộ; thực hiện chế độ cử tuyển đúng quy định
  • Tổ chức tuyển sinh đúng pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng; tạo đồng thuận cho thí sinh, gia đình thí sinh và xã hội Nghĩa vụ, quyền lợi của học viên các trường Quân đội, Công an
  1. Nghĩa vụ, quyền lợi của học viên các trường Quân đội, Công an

  • Học viên các trường Quân đội, Công an học tập, sinh hoạt, rèn luyện tập trung trong môi trường lực lượng vũ trang theo điều lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, điều lệnh Công an nhân dân Việt Nam và nội quy của nhà trường
  • Học viên các trường Quân đội, Công an được:

+ Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ học tập; 

+ Hưởng chế độ ăn, ở, trang phục, sinh hoạt phí và không phải đóng học phí;

+ Nghỉ hè, nghỉ ngày cuối tuần, ngày lễ, ngày Tết và được hưởng chế độ khen thưởng theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

+ Cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định; 

+ Học viên được phong quân hàm sĩ, sau khi tốt nghiệp.

+ Thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp) của học viên được Quân đội, Công an đóng bảo hiểm y tế.

  1. CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

  2. Hệ thống nhà trường trong Quân đội

*Các học viện:

  • Học viện Quốc phòng
  • Học viện Lục quân
  • Học viện Chính trị
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự (Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn)
  • Học viện Quân Y (Trường Đại học Y, Dược Lê Hữu Trách)
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Học viện Phòng không – không quân
  • Học viện Hải Quân 
  • Học viện Biên phòng
  • Học viện Hậu cần

*Các trường sĩ quan, đại học: 

  • Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn)
  • Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Trường Đại học Nguyễn Huệ)
  • Trường Sĩ quan Chính trị (Trường Đại học Chính trị)
  • Trường Sĩ quan Công binh (Trường Đại học Ngô Quyền)
  • Trường Sĩ quan Thông tin (Trường Đại học Thông tin liên lạc)
  • Trường Sĩ quan Pháo binh
  • Trường Sĩ quan Không quân
  • Trường Sĩ quan Đặc công
  • Trường Sĩ quan Tăng Thiết Giáp
  • Trường Sĩ quan Phòng hóa
  • Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội

*Các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp: 

- Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Mật mã, Trường Cao đẳng Trinh sát…; 

- Trường Trung cấp 24 Biên phòng, Trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng Thiết Giáp…

  1. Tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng chính hệ quy

  2. Đối tượng tuyển sinh
  • Thanh niên ngoài Quân đội
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 12 tháng trở lên; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội đửu 12 tháng trở lên.
  1. Tiêu chí tuyển sinh
  • Tiêu chuẩn về chính trị đạo đức
  • Tiêu chuẩn về văn hóa
  • Tiêu chuẩn về độ tuổi
  • Tiêu chuẩn về sức khỏe
  1. Phương thức tuyển sinh
  • Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi cấp trung học phổ thông
  • Xét tuyển từ kết quả kì thi đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức
  • Xét tuyển từ ki thi đánh giá năng lực do Bộ quốc phòng tổ chức
  • Xét tuyển dựa vào kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
  • Xét tuyển dựa vào học bạ trung học phổ thông
  1. Sơ tuyển
  • Tất cả thí sinh dự tuyển đều phải qua sơ tuyển
  • Nội dung, cách thức đăng kí sơ tuyển; thẩm tra, xác minh lí lịch; khám sức khỏe; chụp ảnh; kê khai, nộp hồ sơ đăng kí sơ tuyển; tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ sơ tuyển; công khai kết quả sơ tuyển thực hiện theo quy định của Bộ quốc phòng.
  1. Một số ngành đào tạo và các trình độ đào tạo trong các trường Quân đội

  2. Một số ngành đào tạo trong một số trường quân đội

Một số trường Quân đội

Một số ngành đào tạo

Học viện Kỹ thuật Quân sự

Chỉ huy, quản lí kĩ thuật; Kĩ thuật; Khoa học máy tính

Học viên Quân y

Bác sĩ đa khoa; Y khoa; Y học dự phòng; Dược học…

Học viện Khoa học Quân sự

Quan hệ quốc tế; Ngôn ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung,…); Trinh sát kĩ thuật; Tình báo quân sự…

Học viện Phòng không – không quân

Chỉ huy tham mưu, Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử, Kĩ thuật hàng không…

Học viện Hải quân

Chỉ huy tham mưu Hải quân; Khoa học hàng hải; Công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hóa…

Học viện Biên phòng

Biên phòng (quản lí biên giới, chỉ huy trinh sát, chỉ huy cửa khẩu, phòng chống ma túy và tội phạm…)

Học viện Hậu cần

Hậu cần quân sự (Chỉ huy hậu cần, Quân nhu, Vận tải, Xăng dầu…)

Trường Sĩ quan Lục quân 1

Trường Sĩ quan Lục quân 2

Chỉ huy tham mưu Lục quân (Bộ binh, Trinh sát…)

Trường Sĩ quan Chính trị

Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; Triết học; Lịch sử; Tâm lí học; Giáo dục học…

Trường Sĩ quan Công binh

Chỉ huy kĩ thuật Công binh; Công trình; Cầu đường

Trường Sĩ quan Thông tin

Chỉ huy tham mưu Thông tin; Chỉ huy tác chiến Không gian mạng; Thông tin Lục quân…

Trường Sĩ quan Pháo binh

Chỉ huy tham mưu Pháo binh

Trường Sĩ quan Tăng Thiết Giáp

Chỉ huy tham mưu Không quân (Phi công quân sự); Kĩ thuật hàng không…

Trường Sĩ quan Đặc công

Chỉ huy tham mưu Đặc công (Đặc công bộ, Đặc công nước, Đặc công biệt động)

Trường Sĩ quan Phòng hóa

Chi huy kĩ thuật Hóa học

Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội

Sân khấu, Sáng tác âm nhạc, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Chỉ huy dàn nhạc…

  1. Các trình độ đào tạo
  • Các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo theo quy định đối với từng trường trong Quân đội
  • Học viên các trường Quân đội được học các nội dung về chính trị, kĩ thuật – chiến thuật theo chuyên ngành, đồng thời được rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, nếp sống, thể lực theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ được giao khi ra trường
  1. CÔNG TÁC TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

  2. Hệ thống nhà trường trong Công an

*Các học viên: 

  • Học viện An ninh nhân dân 
  • Học viện Cảnh sát nhân dân
  • Học viện Chính trị Công an nhân dân
  • Học viện Quốc tế

*Các trường đại học: 

  • Trường Đại học An ninh nhân dân
  • Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
  • Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
  • Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân

*Các trường cao đẳng: 

  • Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
  • Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II
  • Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

*Trường Văn hóa: Đây là cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc Bộ Công an

  1. Tuyển sinh đào tạo trình độ đại học chính quy tuyển mới

  2. Đối tượng tuyển sinh
  • Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng kí sơ tuyển
  • Học sinh Trường Văn hóa
  • Chiến sĩ nghĩa vụ Công an
  • Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng sự tuyển
  1. Tiêu chí tuyển sinh
  • Tiêu chuẩn trung: 

+ Bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khỏe tuyển vào Công an nhân dân theo quy định hiện hành của Bộ Công an;

+ Có khả năng giữ bình tĩnh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, tư duy logic và những phẩm chất khác theo yêu cầu của từng hệ lực lượng nghiệp vụ trong Công an nhân dân (nếu có).

  • Ngoài tiêu chuẩn chung, tùy đối tượng tuyển sinh cần đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi; kết quả học tập, rèn luyện trong những năm học ở cấp trung học phổ thông; thời gian, kết quả xếp loại công tác theo quy định của Bộ Công an.
  1. Phương thức tuyển sinh
  • Thi tuyển
  • Xét tuyển
  • Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển
  1. Sơ tuyển
  • Tất cả thí sinh dự tuyển phải tham gia sơ tuyển
  • Nội dung sơ tuyển (kiểm tra thông tin cá nhân, bằng tốt nghiệp và học bạ trung học phổ thông, phẩm chất đạo đức và quá trình học tập, công tác; kiểm tra sức khoẻ, năng khiếu; thẩm tra, xác minh, kết luận tiêu chuẩn chính trị, chụp ảnh thi sinh) và công khai kết quả sơ tuyển thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
  1. Một số ngành đào tạo và các trình độ đào tạo trong trường Công an

  2. Một số ngành đào tạo trong một số trường Công An
  • Học viện An ninh nhân dân đào tạo: An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
  • Học viện An ninh nhân dân, Trường Đại học An ninh nhân dân, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đào tạo: Nghiệp vụ an ninh
  • Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II đào tạo: Nghiệp vụ cảnh sát
  1. Các trình độ đào tạo
  • Các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo theo quy định đối với từng trường cao đẳng, trường đại học, học viện trong Công an nhân dân 
  • Học viên các trường Công an được học tập về chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, kiến thức, kĩ năng về quốc phòng, an ninh; nghiệp vụ Công an và các môn học đặc thù; võ thuật và các kĩ năng cần thiết khác.
  1. CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP QUÂN SỰ, CÔNG AN

  2. Công tác định hướng của nhà trường và gia đình

  • Cơ sở giáo dục trung học phổ thông phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức tư vấn cho học sinh, phụ huynh học sinh về các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc và các môn học…
  • Cơ sở giáo dục trung học phổ thông phối hợp với các trường Quân đội, Công an tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tìm hiểu về truyền thống vé vang của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; hệ thống trường, các ngành đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của học viên trong các trường Quân đội, Công an
  1. Công tác định hướng của các trường Quân đội, Công an

  • Công tác định hướng nghề nghiệp, tuyển sinh và chiêu sinh được tổ chức thông tin, tuyên truyền công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của các trường Quân đội, Công an, đồng thời được tổ chức trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trung học phổ thông, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội, Công an
  • Tham gia các hoạt động thông tin, tuyên truyền có Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, Ban tuyển sinh quân sự các cấp, Hội đồng tuyển sinh của các trường trong Quân đội, Công an, các cơ sở giáo dục trung học phổ thông và các tổ chức khác
  • Nội dung thông tin, tuyên truyền bao gồm các lĩnh vực, ngành, nghề và trình độ đào tạo; nghĩa vụ và quyền lợi của học viên; quy định về chỉ tiêu, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn sự tuyển, phương thức tuyển sinh, ngành, chuyên ngành đào tạo, môn thi tuyển sinh, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, hồ sơ thủ tục, mức thu dịch vụ tuyển sinh; thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ, thi tuyển, xét tuyển, nhập học… vào các trường Quân đội, Công an.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Quốc phòng an ninh 12 CD bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo, kiến thức trọng tâm Quốc phòng an ninh 12 cánh diều bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo, Ôn tập Quốc phòng an ninh 12 cánh diều bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác