Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Ôn tập

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Ôn tập. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2.8. ÔN TẬP

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Củng cố kiến thức về văn bản nghị luận: luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu.

- Củng cố kiến thức về cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.

- Củng cố kiến thức về những lưu ý khi tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

- Củng cố kĩ năng viết một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

- Củng cố kĩ năng nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỌC

1. Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản đọc

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu

Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”

Hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ

Luận điểm 1: Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình theo ảnh hưởng Nho giáo.

+ Lí lẽ: đó là cuộc bươn chải không có kết thúc, bươn chải đã thành số phận của bà.

+ Bằng chứng: “không coi trọng sản nghiệp chỉ chú trọng danh vị”, “nền tảng kiểu gia đình ấy đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo”, …

Luận điểm 2: Hình tượng bà Tú trong hai câu đề.

+ Lí lẽ: nhận xét ý nghĩa thời gian “quanh năm”, không gian 
“mon sông”, phân tích để thấy gia cảnh và thái độ tự mỉa mai của ông tú, đánh giá chung về hai câu thơ.

+ Bằng chứng: dẫn ra từ hai câu đề “quanh năm”, “nuôi đủ năm con với một chồng”, “chồng”.

Luận điểm 3: Hình tượng bà Tú trong hai câu thực.

+ Lí lẽ: so sánh hình ảnh bà Tú với “cái cò” để thấy sự nhẫn nại, cam chịu; phân tích hoàn cảnh lao động để làm bật lên những vất vả, bươn chải bà Tú phải chịu.

+ Bằng chứng: dẫn ra từ hai câu thực “lặn lội thân cò”, “quãng vắng”, “eo sèo”, dẫn chứng từ ca dao như “Cái cò lặn lội bờ sông”, “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.

Luận điểm 4: Hình tượng bà Tú trong hai câu luận.

+ Lí lẽ: phân tích để thấy thái độ chín chắn, độ lượng của bà Tú và khái quát ý nghĩa hình tượng bà Tú.

+ Bằng chứng: “âu đành phận”, “dám quản công”.

Ý nghĩa văn chương

Ý nghĩa của văn chương  

Luận điểm 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, muôn vật, muôn loài.

+ Lí lẽ: văn chương có nhiệm vụ “vén tấm màn đen ấy, tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ” để “làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm” qua tác phẩm; để “thoả mãn mối tình cảm dồi dào” của nhà văn; sự sáng tạo của nhà văn gắn với tình yêu thương tha thiết, để “trao sự sống" cho nhân vật.

+ Bằng chứng: những cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà do mưu sinh con người bỏ lỡ; quá trình sáng tác của nhà văn là sáng tạo ra thế giới khá, những người, sự vật khác; trường hợp của Nguyễn Du và nhân vật Thúy Kiều.

Luận điểm 2: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có,…

+ Lí lẽ: cả phong cảnh đã thay hình đổi dạng từ khi có những nhà văn đưa cảm giác riêng của họ làm thành cảm giác chung của mọi người; thế giới như ngày nay là một sự sáng tạo của nghệ sĩ; nếu thiếu nghệ sĩ trong lịch sử và tâm linh nhân loại, “cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào”.

+ Bằng chứng: những ví dụ để chứng rằng phần nhiều những tình cảm, những cảm giác của người thời bây giờ đều do một ít người xưa có thiên tài sáng tạo ra và truyền lại.

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”.

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”.

Luận điểm 1: Nghĩa thứ nhất là nghĩa tả thực.

+ Lí lẽ: Quá trình hình thành của chiếc bánh trôi.

+ Bằng chứng: đưa ra cách làm bánh trôi; bánh trôi như có linh hồn hay chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào nó.

Luận điểm 2: Nghĩa thứ hai của bài thơ nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ.

+ Lí lẽ: nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.

+ Bằng  chứng: phân tích bài thơ; liên hệ tới thân phận người phụ nữ là long đong, lận đận nhưng bản lĩnh, sắt son, thủy chung…

2. Phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan

 

Cách trình bày khách quan

Cách trình bày chủ quan

Đặc điểm thông tin

Bằng chứng khách quan.

Ý kiến, tình cảm, đánh giá chủ quan của người viết.

Một số dấu hiệu nhận biết

Sự thật hiển nhiên, số liệu, dữ kiện, các thông tin có thể kiểm chứng đúng, sai thông qua nghiên cứu khoa học,...

Các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, đánh giá chủ quan của người viết; các thông tin mà người viết không chắc chắn (có lẽ, hình như, chắc hẳn,...), dự đoán tương lai,...

3. Ý nghĩa những cách tiếp cận khác nhau về cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản

- Với VB: làm phong phú thêm cách hiểu VB, góp phần kiểm chứng hoặc bác bỏ những cách hiểu thiếu căn cứ, suy diễn.

- Với người đọc: giúp cho người đọc có được sự chủ động, tích cực khi đọc VB văn học, giúp cho việc đọc VB văn học thú vị, hấp dẫn hơn với người đọc.

II. ÔN TẬP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1. Lưu ý về việc tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

- Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần trích dẫn chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm… của người khác.

- Phần trích dẫn có thể bao gồm các nội dung sau: ý trích dẫn (lời nói, ý tưởng, quan điểm, …), tác giả, tên tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.

2. Ví dụ

Thạch Lam là một trong số những cây bút viết truyện ngắn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nếu hai người anh trong Tự lực văn đoàn lựa chọn đem đến cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ, những câu chuyện kịch tính, những cảm xúc xót xa, đau đớn, day dứt thì người em út Thạch Lam lại hành văn theo một phái riêng như nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nhận xét trong cuốn Những nhà văn hiện đại: “Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió lạnh đầu mùa), người ta đã thấy Thạch lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy…”. Có lẽ chính nhờ ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh cùng dòng chảy của cảm xúc âm thầm được lồng ghép trong từng câu chữ mà khi đọc Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan hay đặc biệt nhất là truyện ngắn Hai đứa trẻ tâm hồn của chúng ta mới có được sự rung động mãnh liệt đến vậy.

Ở đoạn văn trên, người viết đã trích dẫn ý kiến, quan điểm của nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Những nhà văn hiện đại để nhận xét về nhà văn Thạch Lam.

III. ÔN TẬP KIẾN THỨC PHẦN VIẾT.

Đối với bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học, ta cần lưu ý những việc sau khi phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:

- Cần xác định chủ đề chính của tác phẩm là gì? Chủ đề ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm (qua nhân vật, hình ảnh, sự việc, cốt truyện,…) và gợi ra thông điệp, suy nghĩ, tình cảm gì ở người đọc?

- Cần xác định và phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thể hiện ở những phương diện nào? Những nét đặc sắc về nghệ thuật biểu hiện như thế nào trong tác phẩm? (với văn bản thơ: chú ý vần, nhịp, hình ảnh thơ, từ ngữ, biện pháp tu từ,…; với văn bản truyện: chú ý cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôi kể, sự việc, chi tiết nghệ thuật,…).

IV. ÔN TẬP VỀ LỖI LẬP LUẬN

- Ví dụ về một số lỗi lập luận thường gặp em đã được học trong bài (ít nhất một ví dụ/ lỗi lập luận) là:

Trong bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. “Đồng chí” là cùng chung ý tưởng, ý nghĩ và ý chí. Đồng thời nó cũng là cách mà những người lính gọi nhau trong đoàn đội. Với nhan đề, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng chí và cũng nói lên ý nghĩa của tình đồng đội. Câu thớ thứ 7 trong bài thơ là một câu thơ đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong bố cục, trong mạch cảm xúc của bài và mang ý nghĩa sâu xa.

Lỗi lập luận ở ví dụ này là:

- Lỗi nêu luận điểm: Người viết chưa nếu được luận điểm khái quát về tác phẩm.

- Lỗi nêu luận cứ: Các luận cứ được đưa ra rất mơ hồ, vô định. Nội dung được đề cập tới trong các luận cứ chưa được rõ ràng như ở câu văn số 7, bị trùng lặp ý trong câu văn số 3.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 2: Ôn tập, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Ôn tập, Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Ôn tập

Bình luận

Giải bài tập những môn khác